Điều trị giảm đau trĩ nội và trĩ ngoại
LÀM SAO NHẬN BIẾT TRĨ NỘI HAY TRĨ NGOẠI?
Tốt nhất là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa vì những triệu chứng như chảy máu khi đại tiện, đau, căng tức vùng hậu môn ngoài bệnh trĩ ra còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư đường tiêu hóa, sùi mào gà hậu môn…Nhưng nếu chưa sắp xếp được thời gian và trong khi chờ đợi có thể chẩn đoán sơ khởi như sau:
- Nếu lồi một cục thịt gì ra ngoài hậu môn, rất đau, có thể đi tiêu ra máu nhưng không nhiều hoặc không, thì có thể nghĩ đến trĩ ngoại
(Nguồn: internet)
- Nếu mỗi lần đi ngoài ra máu, thấy giấy vệ sinh dính máu hay nhỏ giọt máu tươi trong bồn cầu, không kèm theo đau nhiều thì có thể nghĩ đến trĩ nội. Nếu không thấy lồi ra gì thì nghĩ đến trĩ nội độ 1, búi trĩ còn nằm trong lòng ống hậu môn. Nếu thấy búi trĩ lồi ra khi đi ngoài sau đó tự co rút vào là trĩ nội độ 2. Nếu cần dùng ngón tay đẩy vào trong được là trĩ nội độ 3. Khi búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử thì là trĩ độ 4.
(Nguồn: internet)
LÀM SAO GIẢM ĐAU NHANH CHÓNG CƠN ĐAU TRĨ?
Đau khổ vì trĩ, đó là câu nói dân gian nhưng không lột tả hết được nỗi thống khổ không thể thố lộ cùng ai của người bị trĩ.
(Nguồn: internet)
Đau của trĩ nội do phân khi đi qua niêm mạc trực tràng bị viêm. Búi trĩ lồi ra ngoài hoặc còn nằm trong ống hậu môn, gây đau và chảy máu mỗi lần đi đại tiện.
Đau của trĩ ngoại nhiều hơn so với trĩ nội, do búi trĩ nằm dưới da, chứa nhiều đầu dây thần kinh. Bệnh nhân đứng ngồi gì cũng đau. Ngoài ra khi xảy ra biến chứng tắc mạch trong búi trĩ ngoài lại càng đau dữ dội. Trường hợp này cần giải quyết cấp cứu rạch búi trĩ để lấy cục máu đông.
(Nguồn: internet)
CÁC ĐIỀU CẦN LÀM:
-
- Vệ sinh thường xuyên vùng hậu môn với nước ấm. Tránh dùng giấy vệ sinh khô cứng, nên dùng loại giấy/khăn mềm, không mùi thơm để tránh kích ứng.
- Giảm sưng viêm vùng búi trĩ, hậu môn trực tràng: đắp nước đá, khăn lạnh. Có thể uống thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen
(Nguồn: internet)
-
- Ngồi ngâm nước muối ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 10-15 phút.
(Nguồn: internet)
-
- Bệnh nhân cũng nên tập đi vệ sinh ngay mỗi khi mắc, cố gắng đi liền, đứng nín lâu quá sẽ mất phản xạ đi cầu và hơn nữa phân nằm lâu trong ống trực tràng sẽ khô cứng, khó di chuyển trong ống trực tràng hậu môn. Tốt nhất bệnh nhân tập thói quen đi tiêu đúng giờ, mỗi sáng sau khi uống 1 ly nước ấm, có thể ngọt nhẹ như café sữa để kích thích ruột làm việc; vào phòng vệ sinh ngồi mặc dù không mắc. Tránh thói quen xem nhà vệ sinh là phòng đọc sách vì tư thế ngồi lâu sẽ làm tăng áp lực lên hệ tĩnh mạch ở búi trĩ.
- Phân phải mềm để tránh tình trạng cứng, đi qua ống hậu môn khó khăn. Tránh táo bón, vì khi đó bệnh nhân đi cầu phải rặn, và khi rặn búi trĩ càng lồi ra nhiều hoặc vở chảy máu. Cần ăn nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây. Uống nhiều nước (1,5-2 lít nước) giúp cho phân mềm, vấn đề nghe qua thấy rất dễ nhưng đôi khi ta lại quên. Không nên uống café, rượu quá nhiều có tác dụng lợi tiểu làm ta tăng tình trạng mất nước. Không nên ăn những chất quá cay, nhiều gia vị sẽ bị rát hậu môn khi đi cầu. Tránh thuốc lá.
- Tránh các tư thế làm tăng áp lức vùng hậu môn trực tràng như đứng quá lâu, ngồi một chỗ kéo dài, tránh các môn thể thao vận động như cởi ngựa, đạp xe đạp, ngồi xổm.
- Bôi kem mỡ có tính bảo vệ, sát khuẩn và làm lành vùng hậu môn trực tràng như Hemopropin® hiện có trên thị trường và có đầy đủ đặc tính đó.
- Hemopropin® là kem mỡ bôi điều trị trĩ duy nhất có Nghiên cứu lâm sàng, được thực hiện tại châu Âu, trên những bệnh nhân trĩ độ I và II, khi sử dụng Hemopropin bôi ngày 3 lần sáng, chiều và tối đến khi bớt triệu chứng thì chuyển sang sử dụng ngày 1 lần trong vòng 3 tháng. Kết quả được ghi nhận là giảm được các triệu chứng đau, chảy máu, căng tức hậu môn và sa trĩ hơn 50% sau 2 tuần và hầu như khỏi hẳn sau 3 tháng sử dụng.
(Nguồn: Apipharma)
Nguồn tham khảo : Dữ liệu Apipharma