Trĩ nội là gì?

Ngày đăng: 23 Tháng Một, 2021

Trĩ nội là gì?

TRĨ NỘI LÀ GÌ?

Trĩ nộibúi trĩ nằm phía trên đường lược (đường trực tràng – hậu môn) thường nằm trong lòng ống hậu môn. Trĩ nội chia làm 4 độ tùy theo mức độ sa ra ngoài khỏi hậu môn và khả năng co rút hoặc đẩy ngược vào trong.

  • Độ 1: Là trĩ ở giai đoạn khởi đầu, búi trĩ xuất hiện trong ống hậu môn, khi đại tiện hoặc rặn thì búi trĩ cương to lên nhưng chưa lòi ra khỏi hậu môn. Loại này thường dễ chảy máu.
  • Độ 2: Các búi trĩ to thành búi rõ rệt, khi rặn đại tiện hoặc làm nặng búi trĩ lòi ra khỏi lỗ hậu môn và khi ngưng rặn hoặc nằm nghĩ thì búi trĩ tự co vào được.
  • Độ 3: Các búi trĩ khá lớn sa ra ngoài khi gắng sức hoặc rặn. Loại này không tự co rút vào trong và cần dùng ngón tay để đẩy vào trong.
  • Độ 4: Các búi trĩ lớn, ngoài các búi chính còn có búi trĩ phụ, sa thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. Các búi trĩ liên kết tạo thành vòng trĩ.

(Nguồn: internet)

TRIỆU CHỨNG BỆNH TRĨ NỘI 

Các triệu chứng rất đa dạng và phụ thuộc nhiều vào vị trí của búi trĩ. Chảy máu sau khi đi cầu là triệu chứng thường thấy nhất, nhưng không phải lúc nào bị trĩ là thấy xuất hiện chảy máu.

Ngoài ra bệnh nhân còn có các biểu hiện khác như:

  • Lòi trĩ
  • Đau hậu môn, ngứa hậu môn
  • Chảy dịch nhầy quanh hậu môn

Bệnh trĩ thường rất dễ nhầm lẫn với các tổn thương khác như nứt ống hậu môn, viêm ống hậu môn, khối u hậu môn, trực tràng, polyp hậu môn- trực tràng… do đó cần được BS chuyên khoa khám. Đặc biệt, rất dễ nhầm lẫn bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng và bỏ qua. Do đó, việc khám chẩn đoán bệnh qua soi hậu môn – trực tràng là rất cần thiết.

Trĩ nội thường ít gây đau ngay cả khi chảy máu:

  • Chảy máu khi đi cầu nhưng không kèm theo đau. Theo GS. Nguyễn Đình Hối 94% có triệu chứng này. Đây là triệu chứng thấy sớm nhất và thường gặp nhất. Mới đầu bạn có thể ghi nhận chút máu tươi dính vào giấy vệ sinh sau đó chảy nhỏ giọt hoặc thành tia. Nặng hơn là ngồi xổm cũng có thể thấy máu chảy ra. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu.

(Nguồn: internet)

  • Sa Trĩ: sa độ 1, hoặc 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.

Khi búi trĩ sa ra ngoài, bị phù nề thì lúc này rất khó chịu và đau, khi đại tiện, đi bộ hoặc ngồi xổm lâu. Lúc đầu tự co lên vào hậu môn nhưng về sau đẩy mới lên và cuối cùng là sa thường xuyên ra ngoài. Nếu búi trĩ càng lồi to thì bề mặt tĩnh mạch hậu môn cũng bị sưng tấy. Ở giai đoạn này bệnh nhân có triệu chứng đi lại khó khăn, có thể gây sốt nhẹ một thời gian.

Búi trĩ sa ra ngoài sẽ gây ngứa do chất nhầy và phân kích thích, nếu khó chịu và tìm cách chà sát hoặc lau thì sẽ làm nặng hơn do viêm nhiễm.

Các triệu chứng khác như đại tiện mất tự chủ, ẩm ướt đáy quần… chỉ là hậu quả của sa trĩ.

Trường hợp bị viêm nhiễm sẽ xuất hiện chất nhầy, hậu môn luôn cảm thấy ướt át, ngứa ngáy khó chịu.

CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ

Khi có tình trạng gia tăng áp lực ở vùng bụng hoặc vùng hậu môn trực tràng, các tĩnh mạch vùng hậu môn sẽ giãn nở và phình to tạo thành các búi trĩ nằm trong ống hậu môn hoặc ở rìa hậu môn.

Các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng thường thấy là:

  • Tình trạng phải ngồi lâu trên bồn cầu, rặn nhiều khi đi ngoài như táo bón kinh niên: phân khô cứng gây khó đi cầu. Khi đó phải rặn nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài, đồng thời sẽ làm cho cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra theo. Ngoài ra còn dẫn tới bệnh trĩ là tiêu chảy mãn tính, bệnh kiết lỵ.
  • Các những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính (ho dai dẳng).
  • Béo phì.
  • Một vài yếu tố ăn uống: ăn uống quá mức, lạm dụng các chất gia vị, rượu, thuốc lá, cà phê nhiều.
  • Giao hợp đường hậu môn.
  • Do ngồi/đứng một chỗ nhiều, ít đi lại. Thường thấy ở nhân viên văn phòng, thợ may, công nhân sản xuất dây chuyền, …
  • Một số môn thể dục thể thao gây cần gắng sức mạnh, gây tăng áp lực của tuần hoàn tại vùng hậu môn trực tràng như tập tạ.

Ngoài ra còn do các cơ và mô liên kết ở sàn chậu lỏng lẻo, thường do tuổi tác: khi có tuổi, các mô vùng sản chậu trở nên mềm nhão và thành tĩnh mạch yếu đi.

KHÔNG ĐIỀU TRỊ THÌ BÚI TRĨ TIẾN TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

BỆNH NHÂN TRĨ THƯỜNG NGẠI KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ HAY ĐỂ DÂY DƯA VỚI TƯ DUY LÀ SỐNG CHUNG VỚI LŨ NÊN BỆNH NGÀY MỘT NẶNG HƠN VÀ ĐI ĐẾN CÁC BIẾN CHỨNG NẶNG KHÓ TRỊ.

HÌNH THÀNH TRĨ HỖN HỢP

Khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nộitrĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Thường búi trĩ nội khi sa đến độ 3 sẽ hiện diện dưới dạng trĩ hỗn hợp.

Nên điều trị sớm trĩ khi mới chớm bằng cách tránh táo bón, vận động nhiều và dùng những sản phẩm bôi tại chỗ có tính cách giảm đau, giảm viêm, sát khuẩn.

HEMOPROPIN VỚI THÀNH PHẦN THIÊN NHIÊN LÀ KEO ONG PROPOLIS, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ TRĨ Ở GIAI ĐOẠN I VÀ II BẰNG CÁCH TẠO MÀNG BẢO VỆ TRỰC TRÀNG GIÚP PHÂN ĐI QUA DỄ DÀNG VÀ HỒI PHỤC NHANH CHÓNG VÙNG BÚI TRĨ,V.V.

HEMOPROPIN: VỚI THÀNH PHẦN LÀ KEO ONG (PROPOLIS) CÓ TÍNH KHÁNG VIÊM, SÁT KHUẨN TỰ NHIÊN, CÓ CHỨNG CỨ LÂM SÀNG NHANH CHÓNG LÀM GIẢM CƠN ĐAU TRĨ.

(Nguồn: internet)

HEMOPROPIN: KEM MỠ BÔI TRĨ XUẤT XỨ TỪ CHÂU ÂU, KHÔNG CHỨA CORTICOIDS VÀ PARABENS, AN TOÀN CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ.

Tài liệu tham khảo:

  • https://fascrs.org/ascrs/media/files/downloads/Clinical%20Practice%20Guidelines/cpg_management_of_hemorrhoids.pdf
  • https://fascrs.org/patients/diseases-and-conditions/a-z/hemorrhoids


error: Content is protected !!