Phòng ngừa hình thành bệnh trĩ

Ngày đăng: 23 Tháng Một, 2021

Phòng ngừa hình thành bệnh trĩ

Tâm lý mọi người giống như nhau, nghe người khác bị trĩ thì sợ vu vơ nhưng cũng muốn biết để tránh vì thực chất cũng chưa bao giờ trải nghiệm bệnh lý này lần nào. Bản thân người bị trĩ sau khi được điều trị nội khoa, hoặc nhất là sau phẫu thuật rất sợ tái phát và phẫu thuật lần nữa nên bệnh nhân mong muốn phòng ngừa một cách tích cực. Các phương cách phòng ngừa bệnh trĩ có thể nói gói gọn:

  • Một là tránh táo bón với chế độ ăn uống nhiều chất xơuống nhiều nước.
  • Hai là tập thói quen đi cầu đúng giờ, không ngồi lâu, không rặn
  • Ba là tránh các tư thế ngồi đứng lâu một chỗ, các môn thể thao làm tăng áp lực vùng chậu, kiểm soát và xử lý tốt stress.

(Nguồn: internet)

Thật vậy thay đổi lối sống, không những giúp cải thiện triệu chứng mà còn giúp phòng ngừa tái phát một cách hiệu quả.

Tránh táo bón

Tránh táo bón là việc quan trọng nhất, ta có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp với chế độ ăn nhiều chất xơ. Nghe nói thì dễ nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay người ta có khuynh hướng ăn vội vàng, dùng các thức ăn nhanh như chiên xào hơn là ăn nhiều rau.

(Nguồn: internet)

  • Theo các chuyên gia về bệnh lý hậu môn trực tràng như TS.BS Dương Phước Hưng thì chế độ giàu chất xơ như rau củ và trái cây rất tốt cho người bị trĩ. Mặc dù tất cả các loại rau đều tốt nhưng các loại rau có nhiều chất nhầy như dền, mồng tơi, rau đay, rau diếp cá rất nhuận tràng.

(Nguồn: internet)

  • Các loại củ có tính cách nhuận tràng gồm có khoai lang, củ cải đỏ, mướp, bí đỏ, các loại quả sấy khô có tác dụng nhuận tràng như nho, hồng khô.
  • Chúng ta ở vùng nhiệt đới rất may mắn có nhiều trái cây ngon, như đu đủ, cam chuối, bơ. Ngoài vị ngon miệng còn giúp tránh táo bón và cung cấp cho ta nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên nên tránh các trái cây quá ngọt như mít, sầu riêng, nhãn có thể gây táo bón.
  • Ăn nhiều chất tinh bột nguyên cám (gạo lức) và các loại hạt có nhiều chất béo (mè đen).
  • Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo mỗi ngày nên ăn 300g rau tươi.
  • Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, ớt tiêu gây đau rát khi đi cầu; thuốc lá, đồ chiên xào khó tiêu, bánh mì, bánh ngọt, sô cô la dễ làm táo bón.
  • Tránh ăn quá mặn vì có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm tế bào và mạch máu trương căng trong khi đó phân thì bị khô cứng.
  • Tránh bánh kẹo vì dễ gây táo bón và kích thích phản ứng viêm.
  • Uống thật nhiều nước là việc tối quan trọng (ít nhất 2 lít nước/ mỗi ngày), đôi khi chúng ta hay quên, nghĩ rằng khi nào khát mới uống. Nên tránh nước ngọt dễ gây tăng áp lực vùng trực tràng. Nên ăn nhiều súp, canh…

Thói quen đi vệ sinh

(Nguồn: internet)

Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày trong một khuôn giờ nhất định. Chỉ vào nhà vệ sinh khi thật mắc, đừng nín đi cầu. Đôi khi sống trong môi trường tập thể như trường học, hoặc ký túc xá các bạn hay nhịn đi cầu do nhà vệ sinh kém sạch sẽ hoặc phải chờ nhiều người nên khi bỏ qua nhu cầu thì phản xạ mắc cầu dần dà mất đi, phân đọng lâu trong trực tràng trở nên khô cứng và cuối cùng bệnh nhân bị táo bón kinh niên.

Cố gắng tạo cho mình thói quen đi cầu đúng giờ, lý tưởng là sáng sớm có thể uống 1 ly nước âm, hoặc 1 ly cà phê nóng sẽ kích thích ruột làm việc và vào nhà vệ sinh của nhà để cảm thấy thoải mái hơn, ngồi tập đi cầu cho thành thói quen nhưng đừng ngồi quá lâu vì có thể dãn trực tràng lâu và dồn máu nhiều vào tĩnh mạch.

Tránh ngồi lâu rặn hoặc đọc sách báo, điện thoại di động. Có câu “ đừng biến nhà vệ sinh thành thư viện”. Nhiều người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo mà không biết rằng hành vi này dễ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trĩ. Vì vừa đọc báo vừa đi vệ sinh dễ khiến bạn không tập trung vào việc đi cầu, tư thế ngồi lâu kéo dài thời gian hậu môn mở rộng sẽ làm tăng áp lực vùng hậu môn.

Nếu không đi được trong vòng 5 phút thì nên đi ra và chờ tới khi mắc nữa thì trở vào.

Vệ sinh chăm sóc tại chỗ đúng cách sau khi đi cầu: mỗi lần đi cầu dùng giấy vệ sinh mềm, ướt, tránh lau mạnh. Tuy nhiên vệ sinh tốt nhất là rửa với nước ấm hoặc tắm. Tránh dùng xà phòng nhiều vì sẽ làm khô da và gây ngứa ngáy thêm.

Tránh đời sống ít vận động

Năng vận động giúp khí huyết lưu thông tốt, không ứ trệ ở vùng chậu và tăng áp lực lên búi trĩ.

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Người ta thấy vận động nhiều sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ 50%. Vận động thể lực nhẹ như đi bộ, bơi lội.

Nhân viên văn phòng ngồi nhiều, ăn cơm hộp, ít canh rau, ít uống nước. Lý do là vì làm việc ở phòng có máy lạnh nên không có cảm giác khát, kết hợp với nhiều stress nên rất dễ bị trĩ. Do đó cố gắng mỗi giờ nên đứng dậy đi tới đi lui trong văn phòng.

Cố gắng tập khí công khoảng 20 phút mỗi ngày, hoặc tập theo phương pháp Kegel, giải áp vùng chậu. Tránh tập những môn nặng như tập tạ. Tránh bưng bê vật nặng.

Tư thế tập Kegel làm chắc sàn chậu (Nguồn: internet))

Cố gắng giải tỏa bớt stress

Sự căng thẳng có thể góp phần tạo thành trĩ do làm co thắt cơ vòng hậu môn và làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ. Stress cũng có thể làm bạn rối loạn tiêu hóa, cụ thể là tiêu chảy xen kẻ với táo bón, cả 2 đều có thể đưa đến trĩ. Khi loại bỏ bớt stress, bạn sẽ có thể làm giảm căng thẳng trên khắp cơ thể, thư giãn ruột ở hệ tiêu hóa. Bớt stress bạn sẽ ít có khả năng ăn quá nhiều thực phẩm kém chất lượng, góp phần trĩ. Hãy thử tập yoga hay chỉ là học cách thư giãn trong một thời gian, để tránh căng thẳng lặp đi lặp lại mà làm trầm trọng thêm bệnh trĩ của bạn. 

Nếu chẳng may bạn bị trĩ thì cũng đừng quá tuyệt vọng. Bạn không nên quá e ngại mà không đi khám.

Đối với trĩ ở các giai đoạn đầu, độ I và II, thường không cần điều trị tại bệnh viện. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi lối sống và sử dụng các thuốc tại chỗ như thuốc viên đạn đặt hậu môn, hoặc thuốc mỡ bôi. Có nhiều loại thuốc mỡ để bôi lên búi trĩ, cải thiện các triệu chứng.

Hiện nay tại toàn thế giới, mọi người rất chuộng những sản phẩm từ thiên nhiên, cụ thể là Hemopropin®, có thành phần là keo ong Propolis, do ong sản xuất ra, kết hợp với chiết xuất hoa cúc và lanolin đã chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng là làm giảm đau, giảm sưng, giảm chảy máu sau 2 tuần sử dụng. Propolis còn làm lành nhanh các vết thương như nứt hậu môn. Đặc biệt khi bơm vào hậu môn làm việc đi cầu dễ dàng không cần phải rặn.

(Nguồn: internet)

Tài liệu tham khảo: 

  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/73938#outlook
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/73938
  • Dữ liệu Apipharma


error: Content is protected !!