Điều trị ngoại khoa cho Trĩ

Ngày đăng: 1 Tháng Ba, 2021

Điều trị ngoại khoa cho Trĩ

CÓ 2 CÁCH ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA CHO TRĨ: THỦ THUẬT VÀ PHẪU THUẬT

THỦ THUẬT

  • Chích xơ chỉ định trong trĩ độ 1 và 2, không chỉ định cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử. Đối với thủ thuật điều trị chích xơ, 1-2 ml chất làm xơ (thường là natri tetradecyl sulfate hoặc phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol) được tiêm bằng kim 25 vào lớp dưới niêm của búi trĩ.

(Nguồn: internet)

  • Quang đông hồng ngoại búi trĩ

(Nguồn: internet)

  • Đốt Laser

(Nguồn: internet)

Thắt búi trĩ bằng dây thun – vòng thắt cao su được đặt bao quanh búi trĩ, thắt gây ra sự thiếu máu cục bộ, búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi.

(Nguồn: internet)

  • Ưu điểm là dễ thực hiện, đơn giản, rẻ tiền, có thể điều trị ngoại trú cho những bệnh nhân trĩ độ 2 và 3. Tỉ lệ 30-50% tái phát sau 5-10 năm (hình theo Mayo CLinic)

PHẪU THUẬT

Chỉ định phẫu thuật thường cho trĩ độ 3 trở lên khi búi trĩ to, bị huyết khối tắc mạch, khi có trĩ hỗn hợp gây đau đớn nhiều.

Phương pháp stapled hemorrhoidectomy như Longo, PPH (procedures for prolapsed hemorroidectomy, MIPH (minimal invasive procedure for hemorroidectomy) được thừa nhận ở nhiều nước châu Âu, châu Á. Phương pháp Longo tuy có thể gây những di chứng rò vách hậu môn âm đạo nhưng phương pháp này cũng đã trở thành một lựa chọn được chấp nhận rộng rãi trong phẫu thuật cắt bỏ trĩ để điều trị trĩ nội độ 3 và độ 4. Ưu điểm ít gây đau và mau lành hơn.

(Nguồn: internet)

  • Phương pháp khâu triệt mạch thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm để làm tắc mạch cung cấp máu cho hậu môn, do đó làm giảm sự phình búi trĩ.

(Nguồn: internet)

    • Bạn có thể dùng nhiều thuốc phối hợp để giảm đau hiệu quả.
    • Ngồi ngâm (sitz bath) 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 – 15 phút trong nước ấm có thể giúp bạn thoải mái hơn.
    • Thỉnh thoảng, người bệnh sẽ bị tiểu khó sau khi phẫu thuật vùng hậu môn trực tràng. Nếu bạn không thể đi tiểu, hãy thử đi tiểu khi ngâm nước ấm. Nếu điều đó không hiệu quả, hãy đến khoa cấp cứu để đặt ống thông tiểu.
    • Nhu động ruột sau khi phẫu thuật cắt trĩ luôn là nỗi ám ảnh của người bệnh.
    • Bạn nên thực hiện một chế độ ăn nhiều chất xơ, dùng chất bổ sung chất xơ và tăng lượng chất lỏng. Nếu vẫn không đi ngoài được, bạn có thể cần dùng thuốc nhuận tràng. Bác sĩ của bạn nên đưa ra các khuyến nghị về các loại thuốc tốt nhất để sử dụng trong tình huống này, dựa trên các vấn đề y tế cụ thể của bạn.
    • Dự kiến ​​sẽ có thể chảy máu khi đi ngoài trong vài tuần sau khi phẫu thuật. Nên đi khám lại nếu bạn đang bị chảy máu nhiều.Bạn có thể bị đau sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Mục tiêu là làm sao kiểm soát được đau và mau lành vết mổ, có thể mất đến 2 – 4 tuần trước khi bạn có thể trở về mức sinh hoạt bình thường của mình.

CÁCH CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG SAU PHẪU THUẬT TRĨ

VỆ SINH HẬU MÔN

Đi vệ sinh xong rửa sạch bằng nước. Sau đó thấm khô bằng giấy mềm, sát khuẩn bằng dung dịch Betadine 10%. Giữ khô vết mỗ bằng cách lót giấy khô và băng.

TRÁNH TÁO BÓN

Bạn cần tránh để bị táo bón, để giảm áp lực lên vùng bị phẫu thuật, nhưng cũng không đại tiên quá nhiều dễ gây chảy máu.

  • Dùng thức ăn lỏng (cháo, súp,…) giàu chất đạm cho mau lành vết thương (thịt, cá, đậu nành,…) hạn chế sữa vì sữa có thể gây táo bón, tuy nhiên sữa chua loại chứa probiotics rất tốt cho sức khỏe và tiêu hóa.
  • Uống nhiều nước (2 lít /ngày).
  • Ăn nhiều rau (có thể xay nhuyển) củ quà /trái cây nhuận tràng như đu đủ, chuối, khoai lang.

TRÁNH CÁC CHẤT KÍCH THÍCH: như rượu, bia, café, thuốc lá, ớt tiêu.

TRÁNH ĐỨNG NGỒI LÂU. KHÔNG ĐI XE GẮN MÁY 2 TUẦN

Bạn nên biết là bất cứ thủ thuật hoặc phẫu thuật nào cũng không bảo đảm bạn sẽ hết vĩnh viễn 100%. Bạn có thể tái phát lại một thời gian sau, bao lâu tùy lối sống, chế độ ăn uống. Quan trọng nhất là tránh táo bón, đặc biệt nếu bạn thường di chuyển xa hoặc đi du lịch sẽ có thay đổi về ăn uống (ít uống nước, ăn ít rau..), về vận động (ví dụ ngồi xe hoặc ngồi máy bay lâu quá..). Do đó sử dụng kem mỡ Hemopropin® phòng ngừa trong những điều kiện này sẽ giúp bạn đi ngoài dễ dàng, tránh tình trạng táo bón rặn nhiều và tái phát búi trĩ.

Nguồn tham khảo:

  • https://fascrs.org/ascrs/media/files/downloads/Clinical%20Practice%20Guidelines/cpg_management_of_hemorrhoids.pdf
  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-tri-khi-nao-can-phau-thuat/
  • https://www.vinmec.com/vi/benh/tri-ngoai-3257/


error: Content is protected !!