Điều trị trĩ an toàn cho phụ nữ có thai

Ngày đăng: 23 Tháng Một, 2021

Điều trị trĩ an toàn cho phụ nữ có thai

SINH BỆNH HỌC CỦA TRĨ KHI CÓ THAI

  • Khi bào thai trong bụng lớn lên, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ ở khoảng tuần 28 trở đi, kích thước tử cung sẽ gây áp lực ngày càng nhiều lên các tĩnh mạch vùng xoang bụng, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến chúng giãn ra và có thể phình to.

(Nguồn: internet)

  • Lượng nội tiết gia tăng trong thai kỳ làm các cơ giãn ra, khiến các thành tĩnh mạch dễ bị phình lên. Đây cũng là nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng táo bón, bởi progesterone làm chậm nhu động ruột. Táo bón làm thai phụ có khuynh hướng rặn mỗi khi khó đi tiêu, càng rặn thường xuyên có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ.
  • Lượng máu trong cơ thể người phụ nữ có thai sẽ tăng lên và do đó kéo theo tăng áp lực lên thành tĩnh mạch. Ngoài ra, tình trạng tăng cân quá nhiều trong thai kỳ ở mẹ bầu, tư thế đứng ngồi quá nhiều cũng gây ra một áp lực lớn vùng tĩnh mạch chậu.
  • Những phụ nữ đã từng bị trĩ trong lần mang thai đầu tiên, khi sinh con qua ngả âm đạo cần phải rặn mạnh, thì có thể khiến gây bị trĩ nặng khi mang thai lần thứ 2, do các cơ chưa kịp hồi phục.
  • Tùy vào mức độ cương tụ và vị trí của búi trĩ – có thể ở trong (trĩ nội) hoặc là ở ngoài (trĩ ngoại) sẽ gây ngứa, đau, khó chịu cả khi đứng và ngồi. Bệnh trĩ còn làm chảy máu sau khi đi vệ sinh, dễ làm mẹ bầu hoang mang lo lắng.

(Nguồn: internet)

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ THAI KỲ

Thông thường bệnh trĩ sẽ tự khỏi sau khi sinh khi lượng máu, áp lực xoang bụng và nội tiết trở về bình thường.

Tuy nhiên, bị trĩ trong khi mang thai thường gây ngứa và đau, khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu, thậm chí nếu không chăm sóc đúng cách có thể khiến bà bầu bị sa búi trĩ. Bị trĩ khi mang thai gây đau vùng hậu môn mỗi lần đi vệ sinh, cảm thấy vướng và căng tức. Với những bệnh nhân bị trĩ mức độ nhẹ có thể áp dụng phương pháp giảm đau và giảm ngứa tạm thời như:

  • Ngâm hậu môn – trực tràng trong chậu nước ấm khoảng từ 10 – 15 phút, có thể ngâm vài lần trong ngày. Cách này sẽ làm bà bầu cảm thấy dễ chịu, đồng thời kích thích máu lưu thông, giảm đau. Phương pháp này cũng làm giảm ngứa ngáy.

(Nguồn: internet)

(Nguồn: internet)

  • Mẹ bầu cũng có có thể sử dụng túi đá chườm lên chỗ bị trĩ, giúp giảm sưng, đau và ngứa.

(Nguồn: internet)

  • Mẹ bầu nên giữ vùng hội âm và hậu môn sạch sẽ và khô ráo, sau mỗi lần đi vệ sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng đối với búi trĩ và cả phần âm đạo cạnh bên. Nên sử dụng khăn vải mềm, sạch hoặc giấy vệ sinh loại mềm, không có mùi thơm và không có màu để tránh nguy cơ tổn thương và dị ứng cho hậu môn. Tình trạng ẩm ướt có thể gây ra những kích ứng ở khu vực này.
  • Có thể sử dụng kem bôi trơn hậu môn để đi tiêu dễ dàng hơn. Dùng những thuốc bôi tại chỗ để làm dịu cơn đau, sát khuẩn và giảm viêm co búi trĩ. Hemopropin với thành phần tự nhiên là keo ong (Propolis) có tính kháng viêm, sát khuẩn cùng với lanolin petrolatum sẽ tạo màng film che chắn trực tràng giảm kích ứng vùng hậu môn, giúp vùng trực tràng khỏi bị cọ xát bởi phân làm cho phân đi qua trơn tru dễ dàng. Vì thế đi cầu sẽ không còn là nổi ám ảnh đối với mẹ bầu. Hemopropin an toàn cho mẹ bầu và cho con bú do thành phần hoàn toàn tự nhiên, chỉ tác dụng tại chỗ không vào máu, không ảnh hưởng đến bào thai và đặc biệt không chứa parabens và corticoids, là những chất gây tiềm năng gây dị ứng và tác dụng phụ nguy hại khi dùng kéo dài.
  • Với những trường hợp bị trĩ nặng hoặc bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cần đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời. Có nên phẫu thuật không? Đây là câu hỏi thường hay đặt ra. Chúng ta cũng biết rằng ngoài ảnh hưởng của sang chấn phẫu thuật còn việc phải sử dụng thuốc mê/ thuốc tê, kháng sinh, rất đáng lo ngại vì thuốc có thể qua nhau thai và tác động lên thai nhi. Do đó chủ yếu là điều trị nội khoa nếu không có nhu cầu cấp cứu.
  • Các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo rằng, việc chữa trĩ cho bà bầu chủ yếu nên dùng kem bôi hoặc dùng các thuốc đặt hậu môn. Không nên dùng các biện pháp phẫu thuật can thiệp ở giai đoạn này, nên chờ sau khi sinh xong. Trừ trường hợp trĩ trở nặng nghiêm trọng khi mang thai, như sưng quá to, gây đau nhiều và khiến bà bầu không thể đại tiện được thì mới cần phẫu thuật. Thời điểm tốt nhất để phẫu thuật ít nhất là 6 tuần sau khi sinh, vì lúc này các mô cơ ở hậu môn mới trở lại bình thường. Các bác sĩ chuyên môn sẽ khám và đánh giá mức độ của trĩ và đưa ra cách điều trị thích hợp cho người bệnh.

PHÒNG NGỪA TRĨ THAI KỲ

  • Để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai, bà bầu nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất xơ vào mỗi bữa ăn để tránh táo bón. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây và rau quả.

(Nguồn: internet)

  • Bà bầu không nên ăn nhiều muối và nhiều đường, không sử dụng các loại thức ăn, đồ uống có chất kích thích.
  • Tránh tăng cân quá nhiều, gây áp lực lên trực tràng, làm tăng nguy cơ bệnh trĩ ở bà bầu.
  • Giữ tâm lý thoải mái vì nếu thường xuyên bị căng thẳng sẽ dễ bị táo bón và mắc các bệnh lý tim mạch khác. Tránh bị táo bón và viêm đại tràng là hai việc nên làm để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai.
  • Uống nhiều nước ít nhất 2 lít/ ngày.

(Nguồn: internet)

  • Xây dựng và duy trì thói quen vận động, tập thể dục nhẹ nhàng một cách thường xuyên và đều đặn để thúc đẩy tuần hoàn máu cũng như tăng cường độ dẻo dai cho các cơ vùng kín. Điều này còn giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn và giúp thu gọn âm hộ sau khi sinh.
  • Tránh rặn khi đi vệ sinh và không ngồi quá lâu để giảm áp lực lên hậu môn. Nên tập thói quen đi đại tiện đều đặn vào một khung giờ nhất định trong ngày. Tránh nín đi ngoài khi có nhu cầu bởi có thể gây ra tình trạng táo bón, là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu ngoài nguyên nhân trọng lượng bào thai.

(Nguồn: internet)

  • Nếu công việc buộc phải ngồi nhiều, cần tránh ngồi quá lâu, thay vào đó, nên đứng dậy và đi lại sau khoảng 30 phút làm việc để giảm áp lực lên hậu môn.

(Nguồn: internet)

  • Tránh bưng bê hoặc nâng vật nặng vì sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng và hông chậu.
  • Khi nằm nên nằm nghiêng một bên, tốt nhất là nằm nghiêng về phía bên trái, tránh nằm ngửa hoặc nằm sấp, sẽ giúp giảm máu ứ tại vùng chậu và hậu môn.

(Nguồn: internet)

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi, phụ nữ muốn sinh con, nên điều trị dứt điểm bệnh trĩ trước khi mang thai. Muốn vậy cần tầm soát để phát hiện sớm nhất dấu hiệu của trĩ.

PHÒNG NGỪA

Để ngừa bệnh trĩ bạn nên giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Ngoài ra, bạn nên:

  • Ăn nhiều chất xơ: trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,…. giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.
  • Uống nhiều nước. Uống từ 6 – 8 ly nước mỗi ngày và các loại nước khác như nước ép hoa quả (không phải rượu) để giúp làm mềm phân.
  • Bổ sung thêm chất xơ. Hầu hết mọi người không nhận đủ lượng chất xơ được khuyến cáo 25 gram mỗi ngày đối với phụ nữ và 38 gram mỗi ngày đối với nam giới trong chế độ ăn uống hoặc dưới dạng thực phẩm chất xơ bổ sung, giúp giữ phân mềm và đi cầu đều đặn mỗi ngày. Cần lưu ý khi sử dụng thêm chất xơ bổ sung, nên uống ít nhất 8 ly nước hoặc nước ép mỗi ngày. Nếu không các chất bổ sung có thể gây táo bón hoặc làm táo bón nặng hơn.
  • Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu. Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
  • Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.
  • Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

Tài liệu một số tài liệu tham khảo:


error: Content is protected !!