Câu hỏi thường gặp về trĩ 2

Ngày đăng: 27 Tháng Ba, 2021

Câu hỏi thường gặp về trĩ 2

 Lo âu có thể làm nặng tình trạng trĩ không ?

(Nguồn: internet)

Tình trạng stress thường làm cơ thể bài tiết nhiều chất như epinephrine, corticotrophin ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến ruột và gây táo bón. Do đó nếu bạn bị stress quá mức bạn nên đi nghĩ ngơi thư giãn rồi hãy trở lại làm việc. (xem bài Stress và trĩ)

Luyện tập nào để có thể giảm nhẹ triệu chứng trĩ ?

Luyện tập là một trong những hoạt động có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh trĩ bao gồm đi bộ, tập yoga, tập Kegel làm săn chắc sàn chậu. Ngoài việc làm giảm áp lực lên hệ tĩnh mạch vận động còn cải thiện nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.

Bài tập Kegel 

(Nguồn: internet)

Giúp tăng trương lực cơ vùng chậu và làm gia tăng lượng máu đến vùng hậu môn. Một khi các cơ vùng hậu môn chắc mạnh thì sẽ hỗ trợ tốt đối với các búi trĩ nằm trong lòng ống hậu môn, ngăn ngừa chúng phình to và sa ra ngoài. Bạn hảy co thắt vùng chậu giống như bạn đang nín tiểu trong vòng 5 giây. Thả ra và thư giãn trong 5 giây khác. Lặp lại 10 lần, 3 lần/ngày

Đi bộ

(Nguồn: internet)

Mục đích là đem máu đến nhiều ở vùng chậu, do đó đi bộ đều đặn hàng ngày trong vòng 20-30 phút sẽ tốt cho cơ thể bạn hơn là một lối sống tĩnh tại. Khởi sự bằng cách đi chậm chậm, sau đó tăng dần để gia tăng nhịp tim và cải thiện hệ tuần hoàn.

Tập luyện aerobic

(Nguồn: internet)

Chạy bộ, bơi lội, chạy xe đạp, khiêu vũ, tập aerobic làm tuần hoàn tốt giúp thư giãn cơ vùng dưới cơ thể, giúp không bị táo bón.

Những thói quen nào góp phần vào sự hình thành trĩ? 

Trĩ hình thành chủ yếu do tình trạng rối loạn thói quen đi vệ sinh chủ yếu là táo bón hoặc tiêu chảy. (xem bài Hội chứng ruột kích thích)

Một số thói quen thường đưa đến tình trạng đó như dưới đây:

  • Ăn không đủ chất xơ: đưa đến táo bón, bệnh nhân phải rặn nhiều khi đi cầu và hệ thống tinh mạch vùng hậu môn phình to và viêm nhiễm. (xem bài Táo bón). Theo khuyến cáo WHO thì nên ăn vào khoảng 25-50 g chất xơ/ngày.
  • Rặn nhiều/ luyện tập quá mức : như tập tạ.
  • Ngối quá lâu trong phòng vệ sinh – tư thế ngồi lâu trong phòng vệ sinh làm mở rộng hậu môn và tăng áp lực vùng chậu dưới, đè lên các tĩnh mạch, đưa đến sự hình thành các búi trĩ.
  • Ăn quá nhiều thực phẩm nhanh: do chúng chứa nhiều muối và yếu tố gây viêm.
  • Ngồi một chỗ quá lâu:  máu không lưu thông tốt sẽ dồn về tĩnh mạch hậu môn gây phình to và kích ứng.
  • Không uống nước đủ: uống đầy đủ nước sẽ tạo điều kiện tiêu hóa tốt và dễ đi cầu. Nước một khi được cung cấp đầy đủ làm mềm phân. Khuyến nghị nên uống 8 ly /ngày. (xem bài Phòng ngừa Trĩ)

Nứt kẽ hậu môn là gì và điều trị như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách ở phần dưới trực tràng, nằm trong ống hậu môn. Nguyên nhân của chúng thường do chế độ ăn thiếu chất xơ, phân cứng và san chấn từ việc đi ngoài khó khăn phải rặn nhiều, mức độ đau nhiều hơn trĩ. Triệu chứng bao gồm đau dữ dội vùng hậu môn khi đi cầu, đặc biệt tăng nhiều lên khi bị táo bón. Có thể chảy máu nhẹ ở hậu môn.

Khoảng 80 % nứt hậu môn tự hết không cần điều trị phẫu thuật. Điều trị ban đầu bao gồm chế độ ăn nhiều chất xơ, dùng những thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận trường hỗ trợ cho việc đi ngoài. Có thể ngồi ngâm nước ấm. Nếu những bước khởi đầu này không hiệu quả, ta có thể sử dụng thuốc mỡ nitroglycerine hoặc gel Nifedipine. Đối với những trường hợp nặng hơn có thể dùng thêm botox giúp thư giãn cơ vòng hậu môn trong thời gian dài đủ để chỗ nứt lành đi. Có thể thực hiện một phẫu thuật cắt nhẹ cơ vòng làm cho chỗ nứt và nơi cắt lành đi cùng chung nhau. (xem bài Nứt kẽ hậu môn sau sinh)

Cách phân biệt nứt hậu môn và trĩ?

Mặc dù trĩnứt kẽ hậu môn đều liên quan đến đau rát và chảy máu vùng hậu môn, nhưng đây là 2 bệnh lý khác nhau. Đau của Trĩ thường ít hơn, có thể không đi kèm với ra máu. Đối với nứt hậu môn đau dữ dội hơn và không bắt buộc bị chảy máu khi đi đại tiện, đau tăng nhiều khi đại tiện.

(Nguồn: internet)

Trĩ có làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng không?

Trĩ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên cả 2 bệnh lý đều có triệu chứng là đi cầu ra máu nên cần phải đi khám BS chuyên khoa để loại bệnh lý nguy hiểm này, nếu cần BS sẽ đề nghị bạn soi đại tràng. Các nghiên cứu cho thấy có 2 đến 3% bệnh nhân vừa bị chảy máu do trĩ vừa mắc ung thư đại trực tràng.

Nên đi khám BS chuyên khoa vì đi tiêu ra máu còn là một triệu chứng của ung thư đại trực tràng là một bệnh lý rất nghiêm trọng và một số bệnh lý nặng khác. (xem bài Bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng không)

(Nguồn: internet)

Các nguyên nhân chính gây ngứa hậu môn?

Ở trẻ con khi bị ngứa hậu môn thường là do giun kim, ban đêm khi ngủ trong chăn ấm giun kim sẽ chui ra và gây ngứa vùng hậu môn. Còn ở người lớn ngoài việc có thể có giun kim còn có 2 loại ngứa hậu môn: nguyên phát (Không có lý do nào rõ ràng) và thứ phát (ngứa là một triệu chứng của một bệnh tiềm ẩn) bao gồm:

  • Trĩ
  • Mẫu da thừa (xem bài Da thừa hậu môn)
  • Vệ sinh kém (còn dính phân sau khi đi cầu)
  • Mồ hôi
  • Tiểu không kiểm soát
  • Rò hậu môn
  • Nứt kẽ hậu môn
  • Sùi mào gà hậu môn (nhiễm HPV)
  • Kích ứng/ngứa mãn tính/chấn thương
  • Do thuốc (ví dụ kháng sinh, thuốc rửa vệ sinh)
  • Bệnh ngoài da (ví dụ vẩy nến)
  • Nhiễm khuẩn
  • Bệnh tâm thể
  • Chế độ ăn kiêng

(xem bài Ngứa hậu môn) bài Sùi mào gà hậu môn)

(Nguồn: internet)

Ung thư hậu môn là gì?

Ung thư hậu môn chiếm 2% ung thư ống tiêu hóa, là ung thư biều mô vẩy, có liên quan đến nhiễm siêu vi HPV.

Các triệu chứng có thể là đau vùng hậu môn/vùng chậu, chảy máu hậu môn, sờ có khối u bên ngoài hoặc bên trong hậu môn. Cảm giác ướt khó chịu, ra chất nhày hôi, không giữ phân được và tình trạng táo bón nặng.

Bệnh nhân ung thư hậu môn có thể nhầm lân tưởng là trĩ, đưa đến trì hoãn chẩn đoán. Các yếu tố nguy cơ cho bệnh ung thư hậu môn là nhiễm HPV, thuốc lá, suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, chuyển tạng.

Phòng ngừa: tiêm ngừa HPV dòng 16, 18 là những dòng có tiềm năng gây ung thư cao là phương cách tốt nhất để phòng ngừa. Điều trị: phẫu thuật với kết quả cũng giới hạn. Đa số bệnh nhân được hóa xạ.(xem bài Yếu tố nguy cơ mắc bệnh Ung thư hậu môn)

(Nguồn: internet)


error: Content is protected !!