Câu hỏi thường gặp về trĩ 1

Ngày đăng: 25 Tháng Hai, 2021

Câu hỏi thường gặp về trĩ 1

Làm sao biết được là trĩ ngoại hoặc trĩ nội?

TRĨ NGOẠI

Nằm dưới da, ngoài rìa hậu môn, thường gây đau, ngứa ngáy hậu môn. Biến chứng là tắc mạch, mạch máu dưới da vỡ khi rặn mạnh, tạo những cục máu đông dưới da lổn nhổn, khi đó rất đau và cần Bác sĩ làm phẫu thuật nhỏ như rạch da, lấy cục máu đông ra.

(Nguồn: internet)

TRĨ NỘI

Nằm dưới niêm mạc phía trong ống hậu môn, gây tức hậu môn. Trĩ nội thường gây chảy máu mỗi khi rặn đi cầu, phân cứng cọ sát vào thành tĩnh mạch làm rách và chảy máu.

Chảy máu này thường không kèm theo đau; máu đỏ tươi, không lẫn trong phân, không có chất nhày. Lúc đầu chảy rất kín đáo, bệnh nhân đôi khi không để ý đến, về sau bắn thành tia và có khi thành bải máu sau khi đi cầu.

Đến giai đoạn tiến triển hơn, trĩ nội sa ra ngoài hậu môn, lúc đầu có thể tự thụt vào trong, sau đó phải lấy tay đẩy vào, dần dần to nhiều và sưng nề không đẩy vào được.

(Nguồn: internet)

Lúc này có thể bị nghẹt, tắc mạch, nhiễm khuẩn, có thể đưa đến và hoại tử. Giai đoạn này rất gây đau đớn, bệnh nhân phải vào viện để phẫu thuật.  

(xem bài Đi ngoài đau là nguyên nhân gì?)

Bị trĩ nên ăn gì và kiêng gì?

Nói chung nên ăn và uống những loại thực phẩm ít gây táo bón nhất.

NÊN ĂN VÀ UỐNG

  • NÊN ĂN nhiều chất xơ giúp phân dễ di chuyển như tinh bột nguyên cám (bánh mì đen, gạo lứt, hạt chia..) rau sống hoặc luộc chín như rau lang, rau muống mồng tơi, dền, rau chân vịt. Ngoài việc cung cấp chất xơ còn cung cấp nhiều chất magne có tính nhuận tràng: rau củ như carot, khoai, chuối, trái bơ. Các thức ăn chứa nhiều chất sắt như rau muống, gan heo, gan gà, trứng.

(Nguồn: internet)

  • NÊN UỐNG nhiều nước: 1,5 đến 2 lít nước/ngày. (8 ly/ngày). Đây là một liệu pháp dễ, rẻ tiền và hiệu quả. Ngoài ra còn có thể uống nước hoa quả, canh, súp, các thức ăn lỏng,… Mục đích là làm phân mềm dễ di chuyển trong ống hậu môn. Tập nên để 2 chai nước cỡ 1 lít trên bàn làm việc để nhớ uống vì đôi khi đơn giản là ta hay quên uống cho đủ. Nước ngoài việc giảm táo bón, ngừa hình thành trĩ còn giúp ta có làn da đẹp, ngăn ngừa sỏi thận.


(Nguồn:internet)

NÊN TRÁNH

  • Các chất kích thích như gia vị cay nóng: ớt, tiêu, cà phê, trà, rượu, thuốc lá. Café nhiều giống như rượu, gây tình trạng mất nước, do đó phân trở nên cứng và đưa đến táo bóntrĩ. (xem bài Rượu, Thuốc lá, cà phê và trĩ)
  • Tránh bánh mì trắng, gạo trắng, thực phẩm đóng hộp. Tránh sữa và các sản phẩm đến từ sữa như phô mát thường gây đầy hơi thường gây đau trĩ và co thắt dạ dày nếu bạn đã bị táo bón. Tránh thức ăn chiên xào, mặn như khoai tây chiên, gà chiên, là những thưc ăn khó tiêu làm cơ thể giữ nước và làm tăng áp lực lên hệ mạch máu. (xem bài thực phẩm nên dùng và nên tránh khi bị trĩ)

Làm sao chăm sóc búi trĩ đúng cách?

Ta có thể vệ sinh búi trĩ với nước tinh khiết, ngâm vùng búi trĩ với nước muối ấm.

(Nguồn:internet)

Bôi kem điều trị trĩ, có nhiều sản phẩm trên thị trường giúp sát trùng, giảm viêm búi trĩ. Hiện tại có sản phẩm Hemopropin® chế phẩm làm từ keo ong, tinh chất Propolis rất hiệu quả đặc biệt, vì ngoài tác dụng sát khuẩn, giảm viêm còn có tính bảo vệ niêm mạc trực tràng bằng cách tạo màng bao film giúp búi trị không cọ sát với phân, làm giảm chảy máu, phân đi ngang qua trơn tru dễ dàng, bệnh nhân không phải rặn và do đó búi trĩ dần dần co lên.

Đẩy búi trĩ vào bằng cách dùng găng tay đã bôi trơn bằng dầu (Vaseline hoặc dầu dừa, v.v) khum sát xuống và đẩy nhẹ mô gì bạn cảm thấy lồi ra từ hậu môn.

Nếu búi trĩ không lồi ra ngoài, ta có thể lấy ngón tay đã rửa sạch,nặn ra kem trên đó rồi bôi vào hậu môn, có thể dùng dụng cụ trợ giúp để bơm kem vào sâu trong ống hậu môn.

Có thể chườm đá để giảm tình trạng sưng.

(Nguồn: internet)

Thường thì trĩ lui khỏi thế nào?

Búi trĩ nhỏ thường thì tự nó biến mất sau vài ngày (5-7 ngày) khi kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tránh táo bón và dùng thuốc bôi trĩ tại chỗ. Có thể dùng thuốc nhuận tràng nếu cần. 

Các búi trĩ có kích thước to mất nhiều thời gian hơn để lành và gây khá nhiều đau đớn và khó chịu. Nếu trĩ không khỏi sau vài ngày, tốt nhất nên đi khám bác sĩ.

Là nhân viên văn phòng, tôi hay ngồi nhiều, làm sao giảm thiểu xuất hiện bệnh trĩ hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ đã có? Ngồi nhiều sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch. Mỗi giờ bạn nên đứng dậy, đi tới lui.

Bạn nên tránh ngồi ghế cứng vì sẽ tạo thêm áp lực vào hậu môn. Có thể để gối mềm nhỏ lót dưới ghế nêu ghế bạn không được êm lắm.

(Nguồn: internet)

Lời khuyên về vấn đề giữ vệ sinh và đi cầu?

Khí hậu nóng và ẩm rất không thuận lợi cho trĩ. Bạn nên tắm rửa thường xuyên, giữ vùng sinh dục – hậu môn sạch và khô.

Cố gắng nên đi vệ sinh ngay mỗi lần mắc. Tập thói quen mỗi sáng uống 1 ly nước ấm có thể ngọt nhẹ, khi ngủ dậy rồi sau đó vào phòng vệ sinh. Không đọc sách hoặc xem điện thoại. Nếu không đi vệ sinh được sau 10 phút thì đi ra. 

Nếu được, kê một ghế đẩu nhỏ để dễ đi cầu.

(Nguồn: internet)

Không nên sử dụng giấy vệ sinh khô và không nên chùi mạnh. Nên dùng giấy vệ sinh ướt mềm, không nên dùng loại có mùi thơm vì có thể mùi thơm hoặc chút cồn trong giấy có thể gây kích ứng vùng hậu môn.

Trĩ thường gây ngứa ngáy, bạn không nên gãi sẽ dễ đưa đến nhiễm trùng, chỉ ngâm nước ấm và bôi thuốc.    

Có nên sử dụng thường xuyên các chất nhuận tràng không?

Không nên sử dụng quá 1 tuần, có thể gây ra hiện tượng phụ thuộc thuốc. Ngoài ra nếu đi ngoài nhiều quá cũng có thể làm nặng thêm trĩ. (xem bài Thuốc nhuận tràng)


error: Content is protected !!