Câu hỏi thường gặp về trĩ 3

Ngày đăng: 27 Tháng Ba, 2021

Câu hỏi thường gặp về trĩ 3

Trĩ trong lúc mang thai thì điều trị như thế nào? Có phẫu thuật trĩ được không?

Việc chữa trĩ cho bà bầu nên dùng thuốc và đặt hậu môn là chính, không nên dùng các biện pháp phẫu thuật can thiệp nếu không có vấn đề cấp cứu.

Nếu bệnh diễn tiến nặng, bắt buộc phải dùng các biện pháp đó thì phải chờ tới khi sinh xong, như trường hợp trĩ sưng quá to, gây đau nhiều và khiến bà bầu không thể đại tiện được thì mới cần phẫu thuật. Thường chờ 6 tháng sau.

(Nguồn: internet)

Hemopropin® là kem bôi dạng mỡ rất hiệu quả và an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú với thành phần hoàn toàn tự nhiên: keo ong Propolis, chiết xuất hoa cúc La Mã Anthemis nobilis, lanolin. Hemopropin®  chỉ tác dụng tại chỗ do đó cực kỳ an toàn. Keo Ong Propolis có tính sát khuẩn cao, làm lành nhanh chóng vết thương như nứt kẽ hậu môn; còn LanolinChamomille thì có tính chất làm dịu da. Trường hợp bị trĩ, Hemopropin® tạo màng bao phim bảo vệ niêm mạc ngăn chận phân không tiếp xúc trực tiếp với búi trĩ, tránh cọ xát đau và chảy máu, đồng thời giúp phân đi qua trơn tru vùng hậu môn, bệnh nhân không phải rặn và giúp búi trĩ dần dần co rút lên khi kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý. (xem bài Có thai và trĩ: điều trị an toàn)

Điều trị bệnh trĩ tại nhà

Bệnh thường tiến triển âm thầm, tuy khó chịu nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân thường ngại đi khám và sợ đau, tuy nhiên ở thời đại hiện tại y khoa rất tiến bộ, bệnh nhân có thể trao đổi thoải mái và đến khám ở các BS chuyên khoa.

Các phương pháp điều trị hiện nay rất tốt, ít gây đau, bệnh nhân mau trở về cuộc sống bình thường. Để càng lâu càng nhiều biến chứng đau đớn, khó điều trị, ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Đa số các bệnh ở giai đoạn đầu (loại I và II) có thể điều trị dễ dàng bằng phương pháp nội khoa ở nhà, với những loại thuốc bôi tác dụng tại chỗ, rất hiệu quả. Quan trọng nhất là phải điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống. (xem bài Điều trị trĩ).

Thuốc bôi tại chỗ điều trị trĩ có nhiều loại như loại chứa thuốc tê, loại làm giảm đau nhưng đơn thuần chỉ làm giảm đau lúc thời điểm đó mà thôi không điều trị các cơ chế gây bệnh; loại giảm viêm chứa hydrocortisone nhưng nhóm này không an toàn khi dùng kéo dài lâu ngày; loại chứa những yếu tố tăng tính bền thành mạch; đặc biệt thuốc mỡ Hemopropin® với thành phần keo ong là chất đặc biệt lấy từ ong, có tính sát khuẩn, giảm viêm, kết hợp với lanolin lấy từ cứu và chiết xuất Athema nobilis lấy từ hoa cúc La Mã có tính làm dịu êm da. Sự cộng hưởng của tất cả các thành phần tạo màng bao film giúp phân không tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc trực tràng và búi trĩ, trành đau, chảy máu và làm niêm mạc hồi phục nhanh chóng.

Trĩ nội giai đoạn III và IV, tức là búi trĩ sa ra ngoài không tự co rút vào trong, cần lấy tay đẩy vào hoặc không thể đẩy vào trong thì nên vào bệnh viện thực hiện các thủ thuật (thắt búi trĩ bằng băng cao su, tiêm xơ, đốt bằng quang đông) hoặc phẫu thuật. Hiện tại các kỹ thuật này rất tốt,  không gây đau nhiều và không gây nhiều biến chứng. (xem bài Trĩ nội và Điều trị ngoại khoa cho Trĩ)

Trĩ ngoại điều trị như thế nào? Nếu như búi trĩ ngoại gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như đau đớn, khó chịu vướng vít hoặc mẫu da thừa làm mất thẩm mỹ, ngứa ngáy, thì bạn có thể phẫu thuật cắt bỏ. Nếu không ảnh hưởng gì thì không cần thực hiện phẫu thuật. (xem bài Trĩ ngoại )

Quy trình lành bệnh sau phẫu thuật Trĩ Nội?

Đa số xuất viện trong ngày. Khi về nhà bạn cần:

  • Dùng thuốc giảm đau
  • Ngồi ngâm nước ấm 3 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút, sẽ giúp tổn thương lành nhanh hơn và phòng ngừa nhiễm khuẩn. Sau đó chậm nhẹ bằng khăn mềm.
  • Cần giữ hậu môn sạch và khô.
  • Để dễ đi cầu, ta dùng những thuốc làm mềm phân, uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ. Bệnh lành hoàn toàn sau 2-3 tuần.

Xin cho biết sự khác biệt giữa Trĩ và áp xe hậu môn?

Áp xe trực tràng – hậu môn là một bệnh lý do nhiễm khuẩn quanh các tuyến tại ống hậu môn quanh lỗ hậu môn hoặc sâu trong trực tràng. 

Vi khuẩn từ ruột xuyên qua hàng rào lớp niêm mạc, xâm lấn vào trong các lớp sâu và gây mũ, dê nhầm lẫn với trĩ. Áp xe hậu môn là một bệnh cấp tính, triệu chứng đau nhiều hơn và thường kèm theo sốt cao. Thường xảy ra ở nam độ tuổi 30-40.

Điều trị: rạch ổ mũ, kháng sinh liều cao. Trì hoãn điều trị có thể đưa đến phá hủy mô hậu môn và gây đại tiện không kiểm soát…

(Nguồn: internet)

Xin cho biết nguyên nhân của những xuất huyết hậu môn nhẹ?

Xuất huyết nhẹ ở hậu môn khi có những lượng nhỏ máu đỏ tươi xuất hiện từ trực tràng/ hậu môn trong phân, giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Bất cứ lượng máu nào bất kỳ cần được xem xét kỹ lưỡng.

Nguyên nhân thường thấy là Trĩ nội, trĩ ngoại tắc mạch vỡ ra, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, viêm túi thừa, ung thư đại trực tràng, viêm đại tràng và polyp. Để chẩn đoán cần đi khám Bác sĩ để làm thêm một số xét nghiệm và chẩn đoán, nhất là những bệnh nhân đứng tuổi, những đối tượng với tiền căn gia đình có người mắc bệnh ung thư đại trực tràng, hoặc là trước kia có chảy máu ở hậu môn và còn tiếp tục ra máu.

(Nguồn: internet)

Tôi có thể sử dụng phương pháp dân gian để điều trị trĩ không?

Nhiều người sử dụng các phương pháp dân gian như dùng rau diếp cá, lá bỏng, nhựa đu đủ để làm giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy… do chúng có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm. Nhờ đó triệu chứng của trĩ có giảm nhưng nhanh tái phát do căn nguyên của bệnh là suy giãn tĩnh mạch chưa được điều trị triệt để. Tuy nhiên theo nhiều tác giả, các phương pháp dân gian cần được nghiên cứu lâm sàng sâu hơn, có thể dùng để điều trị hỗ trợ hoặc sử dụng cho những trường hợp trĩ nhẹ và mới chớm. (xem bài Rau diếp cá)

(Nguồn: internet)

Trĩ có nguy hiểm không?

Ngoài việc giảm chất lượng sống bệnh nhân có thể bị các biến chứng về lâu về dài như:

  • Tắc mạch trĩ ngoại, rất thường hay gặp, xảy ra khi ta gắng sức, hoặc rặn – do vỡ tĩnh mạch hoặc do hiện tượng cục máu đông trong lòng mạch máu. Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn có một khối màu xanh nhạt, căng đau.
  • Tắc mạch trĩ nội, ít xảy ra hơn so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân thấy đau phía trong sâu, cộm ở vùng hậu môn.
  • Trĩ sa nghẹt: mạch máu bị tắc nghẹt một phần hay toàn phần, bên ngoài phù nề và bên trong đỏ thẫm. Bệnh nhân bị đau nhiều và trĩ không thể tự thụt vào trong. Rất khó hoặc không thể đẩy lên được, về lâu dài có thể giảm phù nề nhưng khả năng hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn cao.
  • Viêm nhiễm: viêm khe, viêm nhú gây cảm giác ngứa, nóng rát ở hậu môn và rất đau khi khám.
  • Mẫu da thừa rìa hậu môn: thường gặp. Bệnh nhân đến khám vì không thể làm vệ sinh sạch vùng hậu môn.


error: Content is protected !!