Đau khi đại tiện có thể là bệnh gì?
Đau khi đại tiện có thể gây khó chịu rất nhiều. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn, một số có thể dễ dàng điều trị, nhưng có những bệnh khác có thể nghiêm trọng hơn như ung thư hậu môn .
Việc thỉnh thoảng bị đau nhẹ khi đi ngoài là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khi điều này xảy ra thường xuyên, thì đây có thể là một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến 10 nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau khi đại tiện và cách điều trị chúng. Chúng tôi cũng giải thích khi nào cần thiết phải đi khám.
NGUYÊN NHÂN
Táo bón
(Nguồn: internet)
Táo bón có nhiều lý do như:
- Phân cứng do thiếu chất xơ hoặc thiếu nước.
- Nhu động ruột chậm lại.
- Do tác dụng phụ của một số thuốc.
- Stress.
Việc uống nước thật nhiều và tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hoặc dùng chất bổ sung có nhiều chất xơ là những bước đầu trong điều trị táo bón.
(Nguồn: internet)
Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại mặc dù đã thay đổi chế độ ăn uống, thì có thể dùng thuốc nhuận tràng. Nếu không đi cầu được trong vòng 2-3 ngày, hoặc nếu cơn đau phát triển hoặc trầm trọng hơn, cần phải đi khám.
Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là một vết rách trên da xung quanh hậu môn. Nứt kẽ hậu môn có thể xảy ra do táo bón, phân bị khô cứng khi đi ngoài. Giao hợp qua đường hậu môn cũng có thể gây ra nứt hậu môn.
(Nguồn: internet)
Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)
- Tiêu chảy mãn tính
- Viêm ruột
- Virus gây ung thư tử cung ở người (HPV).
- Sau khi sinh con qua đường âm đạo
- Phẫu thuật vùng chậu
Nếu táo bón gây nứt hậu môn, việc dùng thuốc làm mềm phân có thể giúp vết nứt mau lành. Gel Lidocain cũng giúp giảm đau do nứt hậu môn. Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc mỡ nitroglycerin hoặc nifedipine. Cả 2 loại thuốc này sẽ làm tăng lưu lượng máu đến hậu môn, giúp chữa lành vết thương. Những người bị nứt hậu môn mãn tính có thể cần phẫu thuật. Đối với trường hợp nặng thì có thể điều trị bằng tiêm Botulinum toxin A (Botox).
Bệnh trĩ
Trĩ là tình trạng phình to các tĩnh mạch vùng trực tràng hoặc dưới da ở hậu môn.
(Nguồn: internet)
Cả hai đều có thể khiến việc đại tiện trở nên rất đau. Đôi khi, cũng sẽ thấy máu dính trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu.
Có một số phương pháp điều trị dùng thuốc không kê đơn cho bệnh trĩ (thuốc bôi). Tuy nhiên, đối với bệnh trĩ nặng hơn như trĩ độ 2, 3 cần thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân bị trĩ nên tạo điều kiện để giữ phân mềm nhất có thể, sẽ giúp giảm đau khi đại tiện.
Tiêu chảy
Được định nghĩa như là đi ngoài từ 3 lần trở lên, đi tiêu phân lỏng hoặc các trường hợp tiêu chảy mãn tính kéo dài hơn 4 tuần.
Có thể điều trị bằng loperamide (Imodium) và kháng sinh nếu cần. Trường hợp bị tiêu chảy mãn tính hoặc có máu thì phải điều trị thích hợp bởi Bác sĩ chuyên khoa.
Không dung nạp và dị ứng với thực phẩm
Những người không dung nạp thực phẩm như đường lactose và glucose hoặc dị ứng với thực phẩm có thể bị đau khi đi ngoài hoặc tiêu chảy. Do đó nên tránh ăn bất kỳ loại thực phẩm nào mà người bệnh biết có thể gây ra dị ứng.
Bệnh viêm ruột
Có 2 loại bệnh viêm ruột là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Những người bị viêm loét đại tràng có thể bị tiêu chảy ra máu có hoặc không có chất nhầy.
Các đợt tiêu chảy có thể gây đau khi đi tiêu. Các triệu chứng khác của viêm loét đại tràng có thể bao gồm:
- Khẩn trương mắc đi ngoài
- Đau bụng
- Giảm cân
Những người bị bệnh Crohn có thể có một số triệu chứng khác nhau, như đau bụng ở phía dưới bên phải hoặc tiêu chảy mà đi ngoài không ra máu.
Viêm trực tràng và viêm hậu môn
Viêm trực tràng trong trường hợp này có thể do viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, nhiễm Chlamydiae. Trong khi đó, viêm hậu môn là tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn. Những tình trạng này có nhiều triệu chứng giống với bệnh trĩ.
Ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn có thể gây ra các khối u phát triển xung quanh hậu môn khiến người bệnh đi cầu bị đau.
(Nguồn: internet)
Các triệu chứng khác của ung thư hậu môn bao gồm:
- Chảy máu từ hậu môn
- Đau hoặc kích ứng ở hậu môn hoặc vùng chậu
- Sụt cân
- Cảm thấy căng tức ở hậu môn hoặc trực tràng
- Tiêu không tự chủ
- Táo bón nặng
Điều quan trọng là cần đi khám bác sĩ ngay khi những triệu chứng này xảy ra.
Lạc nội mạc tử cung.
Các Bác sĩ chuyên khoa ước tính rằng 3,8% đến 37% các trường hợp lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến đường ruột. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm:
- Đau khi đi ngoài.
- Phân có chất nhầy.
- Xuất huyết từ trực tràng
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Đầy hơi
- Xu hướng điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay là điều trị bằng nội tiết hoặc phẫu thuật.
Bệnh lý về da
Một số bệnh da mãn tính, bao gồm chàm và vẩy nến, có thể gây mẫn ngứa ở vùng da ngoài hậu môn. Khi phân đi ngang vùng da bị kích thích có thể bị đau. Các mụn cóc sinh dục cũng gây đau nhiều do phát triển trên hoặc gần hậu môn.
LỜI KHUYÊN VỀ SỨC KHỎE ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Những người bị tiêu chảy nên uống nhiều nước để tránh mất nước. Bác sĩ cũng khuyên bạn nên tuân theo chế độ ăn uống B.R.A.T (Banana, Rice, Apple sauce, and Toast/ Tea) gồm chuối, cơm, táo, bánh mì nướng hoặc trà.
Thực hiện một chế độ ăn uống giàu chất xơ là điều cần thiết để ngăn ngừa táo bón và giữ sức khỏe đường ruột tốt. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa táo bón.
Đau khi đại tiện do trĩ có thể dùng các thuốc dạng viên đạn đặt hậu môn hoặc thuốc/ gel bôi vùng hậu môn. Đặc biệt Hemopropin là kem mỡ bôi trĩ đã chứng minh làm giảm triệu chứng đau ở trĩ độ 1 và 2 , qua nghiên cứu lâm sàng tại châu Âu. Hemopropin với thành phần độc đáo là keo ong Propolis có tác dụng sát khuẩn, làm lành vết thương. Propolis kết hợp với các chất Lanolin và cồn hoa cúc Chamomille làm dịu êm da và tác động như hàng rào cản ở vùng trực tràng, ngăn phân tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc làm cho việc đại tiện không đau đớn.
Nguồn tham khảo:
- https://www.verywellhealth.com/pain-during-bowel-movements-1945310
- https://www.womenshealthmag.com/health/a23287691/why-does-it-hurt-when-i-poop/
- Dữ liệu Apipharma