Ngứa hậu môn: một vấn đề thật khó chịu và khó nói

Ngày đăng: 26 Tháng Hai, 2021

Ngứa hậu môn: một vấn đề thật khó chịu và khó nói

Ngứa hậu môn là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, kèm theo cảm giác nóng rát vùng quanh hậu môn. Cảm giác ngứa có thể nghiêm trọng đến mức bệnh nhân phải gãi vào giữa đêm.

Ngứa hậu môn là tình trạng phổ biến. Ngứa ở trong hoặc xung quanh hậu môn của bạn, thường dữ dội cho cảm giác muốn gãi mạnh. Chứng ngứa hậu môn làm cho bệnh nhân thật xấu hổ và khó chịu.

Nếu ngứa hậu môn kéo dài, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn. Với việc điều trị đúng cách và tự chăm sóc, đa số trường hợp đều được cải thiện.

TRIỆU CHỨNG

Ngứa hậu môn có thể đi kèm với tình trạng đỏ, rát và đau vùng quanh hậu môn. Tình trạng ngứa và kích ứng có thể tạm thời hoặc dai dẳng hơn, tùy thuộc vào nguyên nhân.

Cần đi khám bác sĩ nếu:

  • Ngứa hậu môn nghiêm trọng hoặc dai dẳng.
  • Bạn bị chảy máu hậu môn hoặc rò rỉ phân.
  • Vùng hậu môn bị nhiễm trùng.
  • Bạn không thể tìm ra nguyên nhân gây ngứa dai dẳng
  • Ngứa hậu môn dai dẳng có thể liên quan đến tình trạng da hoặc các vấn đề sức khỏe khác cần điều trị y tế.

NGUYÊN NHÂN

Ngứa quanh vùng hậu môn, thường là do dùng nước quá nóng gây rát hoặc do độ ẩm quá cao, vệ sinh hoặc hóa chất mạnh trong khăn lau, giấy vệ sinh thô ráp. Vấn đề này không liên quan đến bệnh trĩ.

– Ngứa có thể do vệ sinh không đúng cách: rửa quá nhiều hoặc không đủ.

Do sự kích ứng: Tiêu chảy không kiểm soát phân và tiêu chảy kéo dài (mãn tính) có thể gây kích ứng da.

Ngoài ra còn do thói quen chăm sóc da của bạn như dùng các sản phẩm gây kích ứng da, chẳng hạn như sử dụng xà phòng mạnh hoặc khăn ẩm và các hành vi rửa quá mạnh.

Do nhiễm trùng: Bao gồm nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhiễm ký sinh trùng như giun kim và nhiễm trùng nấm men.

Do các bệnh lý về da: Đôi khi ngứa hậu môn là kết quả của một tình trạng da cụ thể, chẳng hạn như bệnh vẩy nến hoặc viêm da tiếp xúc.

Do các bệnh lý khác thường gặp là Trĩ, u hậu môn; ngoài ra còn do các bệnh nội khoa tổng quát như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp.

CÁCH CHĂM SÓC

  1. Cố gắng tống xuất hoàn toàn phân mỗi lần đi vệ sinh bằng một chế độ đầy đủ chất xơ cho phép làm sạch bất kỳ chất kích ứng nào tại vùng hậu môn.
  2. Vệ sinh kỹ bằng nước thường; không khuyến khích làm sạch quá mức. 
  3. Ngâm vùng hậu môn với nước muối ấm.
  4. Khăn lau hậu môn hoặc khăn lau vùng kín có thể làm nặng thêm tình trạng ngứa hậu môn. Các hóa chất được tìm thấy trong các sản phẩm này là chất gây kích ứng cho vùng da quanh hậu môn nhạy cảm.
  5. Lau khô khu vực mà không cần chà xát. Vỗ nhẹ cho khô, làm khô bằng không khí hoặc sử dụng máy sấy.
  6. Bôi thuốc mỡ bảo vệ da vùng da quanh hậu môn giữ khô và sạch (oxit kẽm )
  7. Có thể dùng các thuốc chống dị ứng.

KHI NGỨA HẬU MÔN DO TRĨ, HOẶC NỨT KẼ HẬU MÔN, THUỐC MỠ HEMOPROPIN NGOÀI TÁC DỤNG LÀM DỊU DA VỚI THÀNH PHẦN LANOLINCHAMOMILLE CÒN CÓ TÍNH SÁT KHUẨN TỐT GIÚP LÀM SẠCH VÙNG HẬU MÔN, GIÚP MAU LÀNH KHÔNG ĐƯA ĐẾN NHỮNG BIẾN CHỨNG NẶNG HƠN NHƯ BỆNH ÁP XE HẬU MÔN, RÒ RĨ HẬU MÔN. Nguồn tham khảo: https://fascrs.org/patients/diseases-and-conditions/a-z/pruritus-ani


error: Content is protected !!