Nổi cục ở hậu môn: sùi mào gà hay trĩ?

Ngày đăng: 27 Tháng Hai, 2021

Nổi cục ở hậu môn: sùi mào gà hay trĩ?

NỔI CỤC Ở HẬU MÔN CÒN CÓ PHẢI LÀ SÙI MÀO GÀ HAY TRĨ?

Nổi cục ở hậu môn không phải chỉ là do trĩ mà còn do nhiều bệnh lý khác ví dụ như sùi mào gà hay mụn cóc. Sùi mào gà ở hậu môn (condyloma acuminata) do vi rút u nhú ở người (HPV), thường lây truyền nhiều nhất qua đường tình dục (STD) nhưng cũng có thể lây qua bằng nhiều đường khác như tiếp xúc qua da, bệnh rất khó chịu và nguy hiểm.

(Nguồn: internet)

Sùi mào gà (mụn cóc) ảnh hưởng đến khu vực xung quanh và bên trong hậu môn, nhưng cũng có thể phát triển trên da của khu vực sinh dục. Đầu tiên chúng xuất hiện dưới dạng những đốm hoặc nốt nhỏ li ti, thường nhỏ bằng đầu đinh ghim. Chúng có thể phát triển khá lớn và bao phủ toàn bộ vùng hậu môn.

NGUYÊN NHÂN

Lây nhiễm HPV thường có nguyên nhân là do quan hệ tình dục. Tuy nhiên, một người có thể bị nhiễm HPV mà không quan hệ tình dục. Bất kỳ tiếp xúc trực tiếp nào với khu vực hậu môn (ví dụ tiếp xúc bằng tay, chất dịch từ bạn tình bị nhiễm bệnh) đều có thể gây ra nhiễm HPV và mụn cóc ở hậu môn hoặc sinh dục.

(Nguồn: internet)

PHÒNG NGỪA

Vi rút HPV thường tồn tại trong cơ thể mà không có bất kỳ dấu hiệu nào.

Bạn có thể phòng ngừa mụn cóc hậu môn qua những cách sau đây:

  • Không quan hệ tình dục với những người bị mụn cóc/sùi mào gà hậu môn (hoặc bộ phận sinh dục)
  • Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều bạn tình
  • Kiêng cữ quan hệ tình dục
  • Luôn sử dụng bao cao su (điều này làm giảm, nhưng không loại bỏ nguy cơ)
  • Nên kiểm tra HPV và các bệnh STD khác ở các bạn tình của mình ngay cả khi không có triệu chứng
  • Tiêm ngừa: thuốc chủng ngừa HPV bảo vệ chống lại 9 loại vi-rút HPV khác nhau và được FDA chấp thuận cho nam và nữ tuổi từ 9-45, bất kể tiền sử tình dục. Hảy trao đổi với bác sĩ của bạn để xem liệu bạn có thể tiêm loại vắc xin này hay không.

TRIỆU CHỨNG

Sùi mào gà (mụn cóc) thường không gây đau đớn, do đó ta có thể không nhận ra sự hiện diện của chúng. Triệu chứng chính là các cục u mềm, ẩm ướt nằm gần hoặc trong hậu môn có màu nâu nhạt hoặc màu hồng.

(Nguồn: internet)

Các triệu chứng khác có thể là:

  • Ngứa
  • Chảy máu
  • Có tiết dịch nhầy
  • Cảm giác như có khối u ở vùng hậu môn

CHẨN ĐOÁN

Bác sĩ sẽ khám vùng da xung quanh hậu môn, cũng như toàn bộ vùng chậu, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Người đó có thể tiến hành soi ống hậu môn để xem có mụn cóc có thâm nhập vào bên trong ống hậu môn hay không.

CÁCH XỬ LÍ

Nếu sùi mụn cóc không được cắt bỏ, chúng có thể phát triển lớn hơn và nhân nhiều lên, có thể dẫn đến tăng nguy cơ ung thư hậu môn.

Sùi mào gà bên trong hậu môn có thể không đáp ứng với thuốc bôi mà cần phải đốt hoặc phẫu thuật.

Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Thuốc bôi: Những loại kem này thường có tác dụng tốt nhất nếu mụn cóc rất nhỏ và chỉ nằm trên vùng da xung quanh hậu môn.
  • Thuốc bôi để làm đông cứng mụn cóc (nitơ lỏng)
  • Thuốc bôi hủy mụn cóc (axit trichlorocetic, podophyllin)
  • Phẫu thuật: Khi mụn cóc quá lớn so với các phương pháp điều trị nội khoa, thì phẫu thuật được xem xét.

SAU ĐIỀU TRỊ

Có thể đau nhẹ và khó chịu thường kéo dài trong vài ngày. Bệnh nhân sẽ cần dung thuốc giảm đau. Bệnh nhân điều trị ngoại trú có thể trở lại làm việc ngay, nhưng  đối với những người cần phải phẫu thuật rộng hơn có thể ở nhà vài ngày đến vài tuần.

Mụn cóc có thể tái phát nhiều lần sau khi cắt bỏ, do vi rút HPV còn tồn tại trong một thời gian trong các mô cơ thể và khi có những yếu tố thuận lợi chúng có thể bùng phát lên trở lại. Điều quan trọng là phải thảo luận với bác sĩ phẫu thuật của bạn về lịch tái khám, qua đó sẽ thực hiện  kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các mụn cóc đã biến mất và không có mụn cóc mới hình thành.

Nguồn tham khảo: https://fascrs.org/patients/diseases-and-conditions/a-z/anal-warts


error: Content is protected !!