Trĩ là gì?
TRĨ LÀ GÌ?
(Nguồn: internet)
Bệnh trĩ theo dân gian gọi là bệnh lòi dom, là bệnh xảy ra do các đám rối tĩnh mạch trĩ dãn quá mức ở mô xung quanh hậu môn, gây các triệu chứng sa lồi, chảy máu, đau rát, ngứa khi đi cầu.
PHÂN LOẠI
Trĩ cơ bản gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Ngoài ra, còn có trĩ tổng hợp, trĩ vòng.
Trĩ ngoại: nằm dưới đường lược, còn gọi là đường trực tràng-hậu môn, vị trí ở phía ngoài ở rìa hậu môn. Trĩ ngoại dễ nhận biết hơn, nhưng dễ bị nhầm với bệnh trĩ nội có sa búi trĩ.
Trĩ nội: nằm trên đường lược (đường trực tràng- hậu môn). Trĩ nội nằm trong lòng ống hậu môn và chia làm 4 độ tùy theo mức độ sa ra ngoài khỏi hậu môn và khả năng co rút hoặc đẩy ngược vào trong.
- Độ 1: Là trĩ ở giai đoạn khởi đầu, búi trĩ xuất hiện trong ống hậu môn, khi đại tiện hoặc rặn thì búi trĩ cương to lên nhưng chưa lòi ra khỏi hậu môn,dễ chảy máu.
- Độ 2 : Các búi trĩ to thành búi rõ rệt, khi đại tiện hoặc rặn búi trĩ lòi ra khỏi lỗ hậu môn, khi thôi rặn tự co vào được.
- Độ 3 : Các búi trĩ khá lớn sa ra ngoài khi gắng sức hoặc rặn không tự co vào được phải đẩy lên.
- Độ 4 : Các búi trĩ lớn, ngoài các búi chính còn có búi trĩ phụ, sa thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. Các búi trĩ liên kết tạo thành vòng trĩ.
(Nguồn: internet)
Trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp chính là sự kết hợp giữa trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoạn muộn. Vì vậy nên thật khó để phân định chính xác các giai đoạn của bệnh trĩ hỗn hợp. Khi bị trĩ hỗn hợp sẽ những biểu hiện như: phần trên có màu đỏ, mềm, phần dưới có màu sậm khô ráo.
Trĩ vòng: là khi các búi trĩ phụ và chính liên kết với nhau.
ĐỐI TƯỢNG BỊ TRĨ
Những người dễ bị trĩ gồm:
- Phụ nữ mang thai do cân nặng gây áp lực lên vùng hậu môn.
- Ngồi lâu khi đi đại tiện, bị bón, rặn hết sức sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch trĩ kéo dài làm cơ vòng thắt hậu môn giãn ra.
- Những người ngồi lâu, ít đi lại như: nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may, công nhân, v.v
- Vận động thể thao mạnh như nâng tạ sẽ gây áp lực tuần hoàn máu tại vùng hậu môn, trực tràng.
- Những người có chế độ ăn ít hoặc không cung cấp đủ chất xơ; sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê; v.v
- Người già, lớn tuổi có các mô hỗ trợ tại tĩnh mạch trực tràng, hậu môn bị yếu và giãn ra.
DẤU HIỆU HOẶC TRIỆU CHỨNG BỆNH TRĨ
Các triệu chứng rất đa dạng và phụ thuộc nhiều vào vị trí của búi trĩ.
- Chảy máu sau khi đi cầu là triệu chứng thường thấy nhất, nhưng không phải lúc nào bị trĩ là thấy xuất hiện chảy máu.
- Lòi trĩ
- Căng tức, đau và ngứa hậu môn, mót rặn khi đi
- Chảy dịch nhầy quanh hậu môn.
- Có khối u gần hậu môn, có thể nhạy cảm hoặc đau (búi trĩ huyết khối)
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TRĨ
Khi có tình trạng gia tăng áp lực ở vùng bụng hoặc vùng hậu môn trực tràng, các tĩnh mạch vùng hậu môn sẽ giãn nở và phình to tạo thành các búi trĩ nằm trong ống hậu môn hoặc ở rìa hậu môn.
Các nguyên nhân gây trĩ là:
- Tình trạng phải ngồi lâu trên bồn cầu, rặn nhiều khi đi ngoài như táo bón kinh niên: phân khô cứng gây khó đi cầu. Khi đó phải rặn nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài, đồng thời sẽ làm cho cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra theo. Ngoài ra còn dẫn tới bệnh trĩ là tiêu chảy mãn tính, bệnh kiết lỵ.
- Các những bệnh nhân viêm phế quản mãn tính (ho dai dẳng).
- Béo phì.
- Một vài yếu tố ăn uống : ăn uống quá mức, lạm dụng các chất gia vị, rượu, thuốc lá, cà phê nhiều.
- Có thai: thai càng lớn sẽ càng chèn ép đồng thời gây cản trở lưu thông máu trở về tĩnh mạch chủ dưới. Hai yếu tố này gây nên và gia tăng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Khi sinh đẻ tự nhiên, động tác rặn đưa thai ra ngoài sẽ vô tình gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ quá mức cũng làm nặng thêm bệnh trĩ.
- Giao hợp đường hậu môn.
- Do ngồi/đứng một chỗ nhiều, ít đi lại. Thường thấy ở nhân viên văn phòng, thợ may, công nhân sản xuất dây chuyền…
- Một số môn thể dục thể thao gây cần gắng sức mạnh, gây tăng áp lực của tuần hoàn tại vùng hậu môn trực tràng như tập tạ.
Ngoài ra ở người có tuổi, các cơ và mô liên kết ở sàn chậu lỏng lẻo, mềm nhão đưa đến suy giảm trương lực thành tĩnh mạch và dễ tạo thành búi trĩ…
BỆNH TRĨ CÓ LÂY TRUYỀN KHÔNG?
Bệnh trĩ không lây truyền từ người bị bệnh sang người bình thường.
PHÒNG NGỪA TRĨ
(Nguồn: internet)
Để phòng ngừa trĩ, bạn nên thay đổi lối sống, không những giúp cải thiện triệu chứng mà còn giúp phòng ngừa tái phát, cụ thể:
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày trong một khuôn giờ nhất định. Chỉ vào nhà vệ sinh khi thật mắc, đừng nín đi cầu.
- Tránh ngồi lâu rặn hoặc đọc sách báo, điện thoại di động. Nhiều người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo mà không biết rằng hành vi này dễ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trĩ. Vì vừa đọc báo vừa đi vệ sinh dễ khiến bạn không tập trung vào việc đi cầu, tư thế ngồi lâu như thế cộng thêm thời gian hậu môn mở rộng kéo dài sẽ làm tăng áp lực vùng hậu môn.
- Nếu không đi được trong vòng 5 phút thì nên đi ra và chờ tới khi mắc nữa thì trở vào.
- Vệ sinh chăm sóc tại chỗ đúng cách sau khi đi cầu: mỗi lần đi cầu dùng giấy vệ sinh mềm, ướt, tránh lau mạnh. Tuy nhiên vệ sinh tốt nhất là rửa với nước hoặc tắm vì rất khó làm sạch hậu môn, không thể loại bỏ chất thải đọng lại trên các nếp gấp da trên đường hậu môn và là nơi các phần phân dư dính lại, dễ tạo mùi hôi, ngứa ngay và gây ra viêm nhiễm.
- Ngồi ngâm hậu môn với nước ấm 2-3 lần/ngày mỗi lần 15 phút.
- Có thể chườm lạnh với một túi đá quấn trong 1 khăn ướt, sẽ làm giảm viêm và làm dịu cơn đau. Chỉ chườm khoảng 15 phút môi lần
- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Người ta thấy vận động nhiều sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ 50%. Vận động thể lực nhẹ như đi bộ, bơi lội.
Chế độ ăn uống rất quan trọng: Bạn nên ăn với chế độ:
- Nhiều chất tinh bột nguyên cám (gạo lức) và nhiều chất xơ, ăn quả sấy khô có tác dụng nhuận tràng như nho, hồng khô..
- Chuối là một loại quả rất tốt cho người bị trĩ vì đây là một chất nhuận tràng tự nhiên.
- Ăn những rau có nhiều chất nhầy như dền, diếp cá, và mễ cốc có nhiều chất béo (mè đen).
- Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, ớt tiêu, thuốc lá, đồ chiên xào; tinh bột như bánh mì, bánh ngọt, sô cô la dễ làm ta táo bón.
- Tránh ăn quá mặn vì có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm tế bào và mạch máu trương căng.
- Việc uống thật nhiều nước là quan trọng mà đôi khi chúng ta hay quên; nên tránh uống nước ngọt có gas dễ gây tăng áp lực vùng trực tràng.
Cố gắng giải tỏa bớt stress: Stress góp phần gây trĩ do làm co thắt cơ vòng hậu môn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ. Stress cũng có thể làm bạn rối loạn tiêu hóa, cụ thể là tiêu chảy xen kẽ với táo bón, cả 2 đều có thể dẫn đến sự hình thành trĩ. Loại bỏ căng thẳng bao gồm tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa của bạn, thư giãn ruột và bạn sẽ ít có khả năng ăn quá nhiều thực phẩm kém chất lượng. Hãy thử tập yoga hay chỉ là học cách thư giãn trong một thời gian, để tránh căng thẳng lặp đi lặp lại mà làm trầm trọng thêm bệnh trĩ của bạn.
Năng vận động giúp khí huyết lưu thông tốt, không ứ trệ ở vùng chậu và tăng áp lực lên búi trĩ. Điều này có thể giải thích tại sao nhân viên văn phòng thường bị trĩ. Cố gắng tập công khoảng 20 phút mỗi ngày và bạn sẽ được chữa lành nhanh hơn nhiều.
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRĨ
Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh, theo hoàn cảnh và nguyện vọng của bệnh nhân, cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và trang thiết bị của cơ sở.
Điều trị nội khoa: điều trị bảo tồn này là phương pháp được cân nhắc đầu tiên, có tác dụng trên tất cả các loại trĩ. Có hiệu quả cao đối với trĩ loại I và II. Thời gian đáp ứng là 30-45 ngày. Ta có thể dùng các thuốc uống làm bền tĩnh mạch như Daflon, Vitamin C, vitamin E.
Dùng các loại kem/ gel bôi tại chỗ hoặc nhét hậu môn đối với trĩ nội độ I và II.
Có nhiều loại thuốc đặt hậu môn hoặc dùng để bôi lên búi trĩ, mỗi thuốc một đặc thù riêng nhưng nói chung nên:
- Tránh những loại chứa corticoid vì nếu dùng lâu ngày sẽ có hại, do tác dụng nguy hiểm của corticoids làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và teo da. Đặc biệt đối với phụ nữ có thai.
- Yêu cầu khác của thuốc cũng không nên chứa chất parabens dễ gây dị ứng và ung thư.
Điều trị qua thủ thuật: Những thủ thuật này chủ yếu là làm giảm lưu lượng máu tới các búi trĩ, lâu dần sẽ làm cho các búi trở nên xơ cứng và sau đó tự rụng xuống.
- Tiêm xơ, thắt búi trĩ bằng dây thun; 30-50%. Ghi nhận có thể tái phát lại sau 5-10 năm.
- Quang đông hồng ngoại, đối với trĩ độ 2,3.
Phẫu thuật chỉ chiếm 10%. Là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị nội khoa và thủ thuật thất bại. Chỉ định cho các trĩ độ 3, 4, trĩ huyết khối, trĩ sa vòng và trĩ xuất huyết nặng. Phẫu thuật hiện đang dùng nhiều là phương pháp Longo, ít đau, trở về sinh hoạt bình thường sau 2 – 4 tuần điều trị.
(Nguồn: internet)
Bệnh nhân thường ngại đi khám hoặc điều trị; hay để dây dưa với tự suy là sống chung với lũ nên bệnh dần dà nặng hơn và đưa đến các biến chứng khó điều trị. Ở những giai đoạn đầu (độ I và II) Trĩ có thể dễ dàng được đẩy lùi bằng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh táo bón, và sử dụng các sản phẩm bôi tại chỗ.
BIẾN CHỨNG CỦA TRĨ NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI
- Trĩ ngoại: thuyên tắc mạch máu trong lòng búi trĩ ngoại, do vỡ các tinh mạch tạo nên một bọc máu và có thể tạo cục máu đông. Các yếu tố thuận lợi tạo biến chứng này là khuân vác nặng, hoạt động thể thao quá sức, rặn khi đi ngoài. Ở vùng rìa hậu môn thấy mốt khối sung màu phớt xanh, sờ vào thấy căng đau.
- Trĩ nội: ít xảy ra tắc mạch hơn, nhưng hay bị sa và nghẹt. Tình trạng trĩ nội sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc nghẹt đưa đến phù nề và không tự co rút vào trong được gây đau đớn rất nhiều. có thể gây hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn viêm da quanh hậu môn.
- Bệnh nhân xanh xao, mau mệt do thiếu máu, chảy máu kéo dài
- Viêm nhiễm: thường là viêm khe hoặc viêm nhú gây cảm giác ngứa ngày hoặc nóng rát
- Trĩ gây rối loạn chức năng cơ thắt:
-
- Yếu cơ thắt hậu môn: Do trĩ sa ra ngoài lâu ngày, sa thường xuyên làm yếu cơ thắt và bệnh nhân không giữ được phân và hơi (gas) (trung tiện mất tự chủ).
- Tăng trương lực cơ gây co thắt dẫn tới đau. Một trong những biện pháp để đánh giá trương lực cơ thắt là đo áp lực hậu môn.
- Hình thành trĩ hỗn hợp: Khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Thường búi trĩ nội khi sa đến độ 3 sẽ hiện diện dưới dạng trĩ hỗn hợp.
TRONG TRƯỜNG HỢP CHƯA SẮP XẾP ĐƯỢC THỜI GIAN ĐỂ LÀM THỦ THUẬT HOẶC PHẪU THUẬT HOẶC NGẠI ĐAU CÓ THỂ THỬ SỬ DỤNG CÁC THUỐC BÔI TẠI CHỖ NHƯ HEMOPROPIN: THUỐC MỠ BÔI TRĨ XUẤT XỨ TỪ CHÂU ÂU, AN TOÀN VÌ KHÔNG CHỨA CORTICOIDS VÀ PARABENS, ĐÁNG TIN CẬY VÌ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG: CHỨNG MINH NHANH CHÓNG LÀM GIẢM CƠN ĐAU VÀ ĐI CẦU RA MÁU CỦA TRĨ ĐỘ I VÀ II.