Trĩ ngoại là gì?
TRĨ NGOẠI LÀ GÌ?
Trĩ ngoại là trĩ nằm dưới đường lượt còn gọi là đường hậu môn trực tràng.
Trĩ ngoại gây khó chịu nhiều vì vùng da vùng hậu môn có bề mặt phía trên búi trĩ bị kích thích và có thể bị loét.
TRIỆU CHỨNG
Bệnh nhân ĐAU RÁT VÙNG HẬU MÔN, NGỨA là triệu chứng thường thấy vì da vùng hậu môn có nhiều thụ thể thần kinh rất nhạy cảm.
- Đau vùng hậu môn, ít gặp hơn. Nhưng sẽ đau dữ dội nhất, khi bị tắc mạch và trường hợp bị nứt hậu môn. Ngoài ra đau có thể còn do biến chứng áp xe hậu môn.
- Căng tức vùng hậu môn, mót rặn.
- Đau khi đại tiện, rát hậu môn, có thể rất nhiều sau khi đi cầu nhưng cũng có thể âm ỷ cả ngày.
- Sưng quanh lỗ hậu môn. Ngứa hậu môn, do chất nhầy tiết ra ở vùng này.
- Ít có triệu chứng đi tiêu ra máu hơn so với trĩ nội.
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Khi có tình trạng gia tăng áp lực ở vùng bụng hoặc vùng hậu môn trực tràng, các tĩnh mạch vùng hậu môn sẽ giãn nở và phình to tạo thành các búi trĩ nằm trong ống hậu môn hoặc ở rìa hậu môn.
Các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng thường thấy là:
- Tình trạng ngồi lâu trên bồn cầu, rặn nhiều khi đi ngoài như táo bón kinh niên: phân khô cứng gây khó đi cầu. Khi đó phải rặn nhiều gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ kéo dài, đồng thời sẽ làm cho cơ vòng thắt hậu môn cũng giãn ra theo. Ngoài ra tiêu chảy mãn tính và kiết lỵ còn đưa đến tình trạng bệnh trĩ
- Các bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính (ho dai dẳng).
- Béo phì.
- Các yếu tố ăn uống: chế độ ít chất xơ gây táo bón, ăn uống quá mức, lạm dụng các chất gia vị, rượu, thuốc lá, cà phê nhiều.
- Bị trĩ khi có thai: thai càng lớn sẽ càng chèn ép đồng thời gây cản trở lưu thông máu trở về tĩnh mạch chủ dưới. Ngoài ra còn có thay đổi về nội tiết trong cơ thể. 2 yếu tố này gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai. Cuối cùng khi sinh qua đường dưới, động tác rặn đưa thai ra ngoài sẽ vô tình gây tăng áp lực tĩnh mạch trĩ quá mức cũng làm nặng thêm bệnh trĩ.
- Giao hợp đường hậu môn.
- Do ngồi/đứng nhiều, ít đi lại. Thường thấy ở nhân viên văn phòng, thợ may, công nhân sản xuất dây chuyền, v.v.
- Một số môn thể thao cần gắng sức nhiều như tập tạ, làm tăng áp lực của hệ tuần hoàn tại vùng hậu môn trực tràng .
Ngoài ra ở người có tuổi, các cơ và mô liên kết ở sàn chậu lỏng lẻo, mềm nhão đưa đến suy giảm trương lực thành tĩnh mạch và dễ tạo thành búi trĩ.
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA TRĨ NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ ĐẾN NƠI ĐẾN CHỐN
Do tâm lý e ngại đi khám bệnh nhân âm thầm chịu đựng nên tổng trạng càng ngày càng xấu và búi trĩ càng ngày càng bị nhiều biến chứng như tắc mạch và viêm nhiễm.
1. Thiếu máu do chảy máu kéo dài. Bệnh nhân xanh xao, mau mệt.
- Trĩ nội ít xảy ra tắc mạch hơn, nhưng hay bị sa và nghẹt tình trạng trĩ nội sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc nghẹt đưa đến phù nề và không tự co rút vào trong được gây đau đớn rất nhiều. Ngoài ra, trĩ nội sa ra ngoài có thể gây hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn viêm da quanh hậu môn.
- Viêm nhiễm: thường là viêm khe hoặc viêm nhú gây cảm giác ngứa ngày hoặc nóng rát
2. Trĩ có rối loạn chức năng cơ thắt:
- Yếu cơ thắt hậu môn: Do trĩ sa ra ngoài lâu ngày thường xuyên làm yếu cơ thắt và bệnh nhân không giữ được phân và hơi (gas)
- Tăng trương lực cơ gây co thắt dẫn tới đau. Một trong những biện pháp để đánh giá trương lực cơ thắt là đo áp lực hậu môn.
3. Trĩ có các bệnh kèm theo:
- Nứt kẽ hậu môn.
- Viêm nhiễm hậu môn trực tràng ở các hốc tuyến.
- Áp xe quanh hậu môn.
4. Ngoài ra bệnh nhân trở nên lo lắng, căng thẳng, bị stress do công việc lại càng stress thêm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh nhân ngại giao tiếp do lúc nào cũng cảm giác khó chịu, ngồi đi đứng đều đau và có mùi “đặc trưng” sẽ khiến bệnh nhân ngại khi gặp gở những người xung quanh nhất là những người đang yêu sẽ cảm thấy cực kỳ ngại ngùng.
HÌNH THÀNH TRĨ HỖN HỢP
Khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Thường búi trĩ nội khi sa đến độ 3 sẽ hiện diện dưới dạng trĩ hỗn hợp.
HEMOPROPIN VỚI THÀNH PHẦN THIÊN NHIÊN LÀ KEO ONG: CHỨNG MINH ĐÃ LÀM GIẢM CÁC TRIỆU CHỨNG ĐAU, CHẢY MÁU, SA BÚI TRĨ. HIỆU QUẢ NHANH CHÓNG ĐỐI VỚI TRĨ LOẠI I VÀ II THEO CÁC NGHIÊN CỨU TẠI CHÂU ÂU.