Sử dụng thuốc nhuận tràng

Ngày đăng: 27 Tháng Hai, 2021

Sử dụng thuốc nhuận tràng

THUỐC NHUẬN TRÀNG

(Nguồn: internet)

Táo bón là nguyên nhân chính gây trĩ, do đó ta nên tích cực điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, thay đổi lối sống nhưng nếu sau 2 tuần điều trị không dùng thuốc, tình trạng táo bón không cải thiện, có thể thử sử dụng các thuốc nhuận tràng nhưng vẫn kết hợp thay đổi lối sống.

Các nhóm thuốc nhuận tràng:

  • Nhóm nhuận tràng tạo khối.
  • Nhóm nhuận tràng thẩm thấu.
  • Nhóm nhuận tràng kích thích.
  • Nhóm nhuận tràng làm mềm phân.
  • Nhóm nhuận tràng làm trơn.

Thuốc nhuận tràng tạo khối, bổ sung chất xơ

Có thể mất vài ngày để phát huy tác dụng. An toàn khi sử dụng lâu dài.

Là các polysaccharid thiên nhiên hoặc tổng hợp như cellulose, pectin, không hòa tan, không hấp thu trong ruột, trương nở trong nước tạo thành một khối gel do đó làm tăng thể tích phân và giảm độ cứng của phân.  Ở ruột già, các polysaccharid được tiêu hóa thành từng phần bởi hệ vi khuẩn đường ruột, phân giải ra nước, CO2, metan và các acid béo bay hơi (acid acetic, propionic, butiric,…). Chính những sản phẩm phát sinh ra từ hiện tượng lên men có tác dụng kích thích nhu động ruột.

Nhóm thuốc này tương đối an toàn, ít gây tác dụng phụ, có thể sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú.

Nên lưu ý về các tác dụng phụ của nhóm thuốc này: do quá trình lên men của vi khuẩn ruột kết gây đầy bụng. Khi lượng chất xơ quá nhiều làm phân đóng chặt, khó đẩy ra khỏi trực tràng. Nếu sử dụng liều cao, thuốc gây tiêu chảy nghiêm trọng. Có thể gây tắc nghẽn ruột nếu không uống đủ nước.

Chống chỉ định: Hẹp ruột, dính ruột, tắc nghẽn đường tiêu hóa, ruột kết hay trực tràng phình to.

Tương tác thuốc Giảm sự hấp thu digoxin, warfarin, salicylat, tetracyclin, quinolon,…

Thận trọng sử dụng – Mặc dù đây là thuốc nhuận tràng an toàn nhất trong các nhóm ta nên uống với nhiều nước (ít nhất 240 ml nước cho một liều thuốc) để tránh táo bón ngược lại và nghẽn ruột.  Thận trọng với bệnh nhân tắc ruột hoặc loét đường tiêu hóa.

Một số biệt dược: Fiber Con, Metamucil, Citrucel, Lúa mì Dextrin.  

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Bao gồm: magie hydroxyt, magie citrate, natri phosphate, polyethylene glycol và glycerin.

Giúp giữ nước trong ruột, làm mềm phân, tăng nhu động ruột. Tại trực tràng, vi khuẩn ruột phân giải lactulose thành acid lactic, hoặc acid acetic, có tác dụng thẩm thấu làm tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột.

Tương đối an toàn nhưng khi sử dụng phải bảo đảm uống đủ nước. Nếu sử dụng thời gian lâu dài có thể có tình trạng lờn thuốc.

Tác dụng phụ: Đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy.  Gây rối loạn cân bằng nước và điện giải nếu sử dụng thuốc lâu dài. Bệnh nhân có vấn đề về tim, thận (suy tim sung huyết) nên hạn chế sử dụng thuốc nhuận tràng chứa các muối phosphate. Ngoài ra các thuốc chứa magie làm tăng magie huyết, có thể độc đối với người suy thận.

Thuốc nhuận tràng kích thích

Khi bị táo bón nghiêm trọng, có thể sử dụng loại này để kích thích các cơ trong ruột co lại, từ đó giúp phân dễ di chuyển qua ruột hơn. Thông thường, thuốc nhuận tràng kích thích có thể hoạt động hiệu quả trong vòng 6 – 10 giờ.

Sản phẩm: Senna (Senokot) / Bisacodyl (Dulcolax).

Tác dụng phụ: nhiều hơn các loại thuốc nhuận tràng khác, bao gồm đau bụng, buồn nôn, do co thắt dạ dày, rối loạn cân bằng nước điện giải. Dạng tọa dược gây kích ứng, nóng rát ở trực tràng.   

không nên sử dụng chúng như một phương pháp điều trị lâu dài vì nó có thể khiến cho cơ thể bạn trở nên dung nạp với thuốc và làm cho tình trạng táo bón thêm tồi tệ hơn khi bạn ngừng dùng thuốc

Thuốc nhuận tràng làm mềm phân

Thuốc nhuận tràng làm mềm phân gồm: poloxamer, dehydrocholat, docusat natri, docusat calci, docusat kali. Bản chất các thuốc nhuận tràng làm mềm phần là bổ sung các chất béo và nước vào phân, đóng vai trò là các chất nhũ hóa, phân được làm ẩm và mềm nên giúp quá trình tống tháo phân dễ dàng.

Thuốc tác dụng chậm (sau vài ngày) vì cần thời gian nhũ hóa nước và chất béo.

Ít gây tác dụng phụ. An toàn khi sử dụng lâu dài.

Một số biệt dược: Docusat (Colace, DulcoEase, Surfak). – Norgalax (ống bơm trực tràng chứa 120 mg).

Thuốc điều trị táo bón mạn tính

Cisaprid: Cơ chế Cisapirid làm tăng tiết acetylcholin từ đám rối thần kinh ruột nên làm tăng nhu động của cả hệ thống tiêu hóa. Do đó, làm tăng khả năng tống tháo phân ra ngoài.

Nhuận tràng làm trơn (dầu khoáng)

Dầu khoáng không bị tiêu hóa có tác dụng bao quanh trực tràng làm trơn phân và niêm mạc ruột. Đồng thời, ngăn chặn sự tái hấp thu nước từ niêm mạc ruột. Do đó làm khối phân dễ di chuyển.

Tác dụng phụ – Hòa tan các vitamin tan trong dầu (A, D, K, E) nên làm giảm hấp thu vitamin tan trong dầu.  Bệnh viêm phổi lipid do hít phải dầu khoáng. Thường xảy ra đối với trẻ em, người cao tuổi, khó nuốt, suy nhược. Vậy không nên uống dầu khoáng lúc đi ngủ hay nằm. – Dầu khoáng gây rỉ ở hậu môn, gây ngứa và khó chịu quanh hậu môn.

Chống chỉ định: Trẻ em dưới 6 tuổi, bệnh liệt giường, người già.

Lưu ý sử dụng: 

Dùng đường uống để ngăn chặn tổn thương mô trĩ hoặc ngăn kích ứng chỗ nứt hậu môn và làm giảm nhu cầu rặn khi đại tiện cho người bệnh tim mạch. Không nên uống lúc bụng đói. Không uống trước khi đi ngủ hay nằm.  Bổ sung các vitamin tan trong dầu khi cần thiết.

Các muối vô cơ

Gồm các ion kém hấp thu như magie, sulfat, phosphat và citrat nên tạo áp suất thẩm thấu kéo nước vào lòng ruột. Muối magnesium kích thích màng nhày tá tràng phóng thích cholecytokinin là hormon kích thích nhu động ruột và bài tiết dịch.

Thuốc nhuận tràng thầm thấu có tác dụng rất nhanh. Các chế phẩm trực tràng như thuốc đạn, khởi phát tác dụng trong 15-30 phút, còn dạng uống cần đến 4 giờ.

Chống chỉ định: Trẻ em dưới 2 tuổi, bệnh nhân cao huyết áp, suy tim và phù. trĩ, kết tràng to bẩm sinh.

Lưu ý sử dụng:

– Sử dụng liều thấp có tác dụng nhuận tràng, liều cao có tác dụng tẩy xổ (được sử dụng để khám chẩn đoán bệnh đường ruột hay làm sạch ruột trước phẫu thuật).

– Nên luôn uống với nhiều nước để tránh mất nước. Uống lúc đói để tăng hiệu quả. Khi sử dụng các muối vô cơ nên bổ sung các chất điện giải để tránh thẩm thấu quá mức.

Một số biệt dược: Dung dịch Fleet Phospho – soda – Viên Visicol – Lactulose – Duphalac (siro 50%/15 ml, 200 ml), pha với nước. – Có thể dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú. Sorbitol – Sorbitol Delalande (bột uống 5 g ). Microlax (ống bơm trực tràng). Biệt dược Miralax, Forlax: gói bột uống, dùng trong điều trị táo bón ngắn hạn (dưới 2 tuần)

Nguồn tham khảo: internet


error: Content is protected !!