Giảm đau nhanh đối với nứt kẽ hậu môn ở bầu và mẹ bỉm sữa sau sinh

Ngày đăng: 26 Tháng Hai, 2021

Giảm đau nhanh đối với nứt kẽ hậu môn ở bầu và mẹ bỉm sữa sau sinh

Nứt kẽ hậu môn là một biến chứng thường thấy sau sinh, thực chất là một tổn thương bên ngoài của thành ống hậu môn. Các vết nứt có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng thường xuất hiện sau khi mang thai và sinh qua đường âm đạo.

Vì vậy, nếu bạn bị đau rát và chảy máu khi đi đại tiện, rất có thể bạn đang bị một hoặc nhiều vết nứt hậu môn. Đau trong trường hợp này nhiều hơn nhiều đau do trĩ và thường mất nhiều thời gian hơn để chữa lành. Đối với mẹ bĩm sữa không những đi ngoài là cơn ác mộng mà còn không thể ngồi ngồi cho con bú hoặc chăm bé, nhất là khi còn ra sản dịch phải dùng băng vệ sinh.

(Nguồn: internet)

Nếu được điều trị nhanh chóng, nứt kẽ hậu môn thường tự khỏi nhưng cũng có thể trở thành mãn tính.

Các triệu chứng

Các vết nứt kẽ ở hậu môn thường rất đau. Chúng gây ra cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi đại tiện.

Hơn nữa, khi bị đau ở hậu môn, trực tràng sẽ co thắt gây ra cơn đau âm ỉ thứ phát, có thể kéo dài vài giờ.

Vết nứt kẽ hậu môn thường kèm theo chảy máu nhẹ và cũng có thể gây ngứa.

Các nguyên nhân

  • Tình trạng táo bón thường xảy ra khi mang thai (khối lượng thai và thay đổi nội tiết)và sau khi sinh con với chế độ ăn thiếu chất xơ, …
  • Sinh con cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vết nứt vì lực đẩy mạnh làm suy yếu toàn bộ vùng này của cơ thể. 
  • Một số loại thuốc được dùng để giảm đau sau khi sinh con (ví dụ như thuốc chống viêm) có thể gây tác dụng phụ là táo bón.

Nứt kẽ hậu môn mãn tính

Khi không được chữa lành đúng cách, nứt kẽ hậu môn có thể trở thành mãn tính, đưa đến táo bón nặng hơn, đây là một hiệu ứng “phản xạ” để phản ứng lại cơn đau khi đi ngoài. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn: cảm giác sợ đi tiêu càng lớn thì nguy cơ táo bón theo phản xạ càng lớn và càng đau đớn khi đi đại tiện.

Mặt khác, máu trong phân cũng có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý khác nghiêm trọng hơn. Nếu cần nên đến khám bác sĩ ngay.

Cách chăm sóc tại nhà

Vì chúng cực kỳ gây đau đớn, nên điều trị nứt hậu môn sớm để ngăn chúng trở thành mãn tính. Có nhiều cách áp dụng sau khi sinh con để giảm đau và nhanh lành:

Ngâm hậu môn trong nước ấm 2 đến 3 lần một ngày, mỗi lần 10 đến 15 phút.

 

(Nguồn: internet)

  • Có thể chườm đá lạnh hoặc khan lạnh vùng hậu môn.

(Nguồn: internet)

  • Bôi vaseline ở hậu môn trước khi đi ngoài hoặc tốt hơn có thể dùng các sản phẩm bôi chứa các chất sát khuẩn giảm viêm, giảm đau.
  • Khi vệ sinh không nên dùng giấy thô cứng, rửa và vỗ nhẹ, chặm lại với khăn mềm, không nên chà xát mạnh. 
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Uống thuốc làm mềm phân nếu cần. 
  • Dùng ibuprofen (Advil) nếu cơn đau quá nhiều. Cẩn thận thuốc này có thể làm giảm sữa mẹ. Tham khảo ý kiến BS trước khi dùng.

Vì tình trạng nứt kẽ hậu môn dễ tái phát nên việc phòng ngừa cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số thói quen lối sống tốt nên áp dụng:

1. Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ.

(Nguồn: internet)

2. Tránh thực phẩm có đặc tính gây táo bón như các món chứa nhiều gia vị hoặc mất nước, như cà phê, rượu.

3. Uống nhiều nước, khoảng 8 ly nước /ngày (2 lít)

(Nguồn: internet)

4. Tập luyện vận động đều đặn

(Nguồn: internet)

5. Đi ngoài ngay khi có nhu cầu, tránh nín đi cầu sẽ qua cơn mắc đi ngoài. Nhớ đừng đem sách báo hoặc điện thoại di động để đọc. Nếu không đi được sau 5 – 10 phút thì nên ra khỏi nhà vệ sinh và chỉ trở lại khi thật mắc.

(Nguồn: internet)

6. Tránh rặn nhiều khi đi vệ sinh.

7. Cũng nên chú ý đến một số yếu tố có thể cản trở việc chữa lành các vết nứt, chẳng hạn như: Mặc quần, đeo thắt lưng quá chật.

8. Ngồi quá lâu.

Điều trị

Trong đa số các trường hợp, nứt kẽ hậu môn có thể chăm sóc tại nhà mà không cần điều trị y tế, nhưng một số loại thuốc có thể được kê đơn để làm nhanh quy trình lành, như kem hydrocortisone hoặc thuốc đạn. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá 3 ngày. Có thể sử dụng thuốc mỡ Hemopropin® bôi vết nứt kẽ hậu môntrĩ, có tác dụng sát khuẩn và làm mau lành vết thương. Ngoài ra còn giúp đi cầu dễ dàng không phải rặn. 

Một phương pháp điều trị khác là tiêm độc tố botulinum (Botox) vào cơ vòng. Bằng cách làm tê liệt các cơ, chất độc làm dịu co thắt và thúc đẩy quá trình chữa lành. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này không được áp dụng rộng rãi vì giá thành cao.

Có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng mạnh hơn nếu cần. Tuy nhiên không nên lạm dụng do tình trạng có thai hay đang cho con bú. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Một số loại thuốc mỡ cũng được kê đơn để làm giãn mạch máu xung quanh tổn thương và tăng tốc độ chữa lành. Những loại thuốc mỡ này cũng thúc đẩy sự thư giãn của co thắt cơ vòng.

Hemopropin® là kem mỡ được các bác sĩ khuyến nghị cho phụ nữ có thai và cho con bú do tính an toàn cao vì chỉ tác dụng tại chỗ với thành phần hoàn toàn tự nhiên cụ thể là:

  • Hemopropin® là thuốc mỡ bôi duy nhất chứa Keo ong Propolis có tính sát khuẩn, kháng nấm giúp sát trùng, giảm viêm búi trĩ. Keo ong đặc biệt có tác dụng làm lành nhanh tất cả các vết thương, cụ thể là các vết nứt kẽ.
  • Anthema nobilis chiết xuất từ cúc La Mã, có tác dụng làm dịu êm da.
  • Lanolin từ cừu, tạo màng bảo vệ niêm mạc trực tràng không bị tổn thương khi phân đi ngang qua và thúc đẩy nhanh sự tái tạo.

Hemopropin®kem bôi trĩ duy nhất đã được chứng minh lâm sàng qua 2 nghiên cứu tại Châu Âu với tỷ lệ 87% giảm triệu chứng đau, chảy máu, lành tổn thương sau 2 tuần và gần như 100% khỏi hẳn sau 3 tháng.

Nguồn tham khảo:


error: Content is protected !!